Một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về tổn thương tủy sống cho biết Trung Quốc có thể nắm giữ chiếc chìa khóa mà ông tìm kiếm để chữa tổn thương tủy sống.

 

Bác sĩ Wise Young lần đầu tiên sử dụng từ "chữa bệnh" sau một cuộc trò chuyện với diễn viên Christopher Reeve, người nổi tiếng với vai diễn Siêu nhân trong bộ phim cùng tên, nhưng đã bị liệt sau một tai nạn ngã ngựa năm 1995.

Reeve liên lạc với ông để nhờ giúp đỡ và cả hai trở thành bạn thân. Nam diễn viên qua đời vì suy tim vào năm 2004 ở tuổi 52.

Một trường hợp khác, Sang Lan, một vận động viên thể dục dụng cụ của Trung Quốc, đã đưa Young đi vào con đường mà ông tin rằng sắp tìm ra cách chữa bệnh, nhờ vào thử nghiệm lâm sàng liệu pháp tế bào gốc đang được tiến hành tại Trung Quốc.

"Mọi người đều cho rằng tôi tiến hành thử nghiệm ở Trung Quốc bởi vì tôi muốn thoát khỏi George W. Bush, nhưng đó không phải là lí do," Young nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn khi nhắc lại quyết định của cựu Tổng thống Mỹ năm 2001 về việc dừng sử dụng quỹ liên bang cho việc nghiên cứu tế bào gốc.

 "Tôi bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng vào năm 2005 ở Hong Kong... chủ yếu là vì lời hứa của tôi với một phụ nữ trẻ tên là Sang Lan. Sang Lan bị nát xương sống khi khởi động một bài thi tại Thế vận hội Thiện chí ở New York vào năm 1998. Cô đã gặp Young khi phải điều trị và phục hồi chức năng tại Hoa Kỳ trong vòng 12 tháng. "Cha mẹ cô gái đã đến gặp tôi và hỏi liệu có cách chữa bệnh cho cô ấy hay không, và tôi nói rằng chúng tôi đang rất nỗ lực," Young, người sau này trở thành một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về tổn thương tủy sống, nhớ lại.

"Khi cô ấy trở lại Trung Quốc sau khi thực hiện phục hồi chức năng ở New York, cô đã khóc và hỏi làm thế nào để phương pháp trị liệu này có thể được mang từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc."

"Trong những ngày đó, Trung Quốc vẫn còn tương đối nghèo và lạc hậu, vì vậy cô ấy không nghĩ rằng phương pháp trị liệu có thể xuất phát từ Trung Quốc. Năm 1999, tôi bắt đầu trao đổi với tất cả các bác sĩ tủy sống ở Trung Quốc."

Ông cho biết kết quả của việc này là việc thành lập Mạng lưới chấn thương dây cột sống Trung Quốc, mạng lưới thử nghiệm lâm sàng lớn nhất thế giới dành cho các phương pháp điều trị tủy sống.

Được thành lập tại Hong Kong vào năm 2005, sau đó trung tâm mở rộng sang châu Âu, Ấn Độ và Mỹ. "Chúng tôi đang thử nghiệm cấy ghép tế bào máu dây rốn vào tủy sống kết hợp với các phương pháp điều trị lithium," Young, giáo sư về thần kinh học tại Đại học Rutgers, New Jersey cho biết.

Tại khoảng 20 trung tâm tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Đài Loan (Trung Quốc), các tế bào gốc được tiêm vào xương sống của bệnh nhân để giúp tái tạo các dây thần kinh, trong khi lithium được sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của các sợi thần kinh.

Mỗi thành phần của quá trình trị liệu cần được kiểm tra riêng biệt trước khi chúng được kết hợp với nhau trong giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối cùng, dự kiến được tiến hành trong những năm sắp tới nếu tất cả diễn ra tốt đẹp.

Các kết quả cho đến nay rất hứa hẹn, mặc dù vẫn còn quá sớm để rút ra kết luận về việc phục hồi, Young nói. "Những gì chúng tôi có thể nói ngay bây giờ là quá trình có vẻ khá an toàn. Không ai bị mất bất kỳ chức năng nào," ông nói thêm.

"Chúng tôi không mong đợi các bệnh nhân sau đó có thể nhảy ra khỏi giường và chạy marathon. Tái tạo là một quá trình chậm chạp."

Các thử nghiệm cũng bao gồm các bài tập đi bộ cho những người bị thương nặng tại Bệnh viện Quân đội Trung ương tại Côn Minh, phía tây nam Trung Quốc.

Một trong những mặt trái của nền kinh tế đang bùng nổ là sự gia tăng các vụ tai nạn xe hơi, tai nạn tại các công trường xây dựng, dẫn đến số lượng các ca chấn thương cột sống tăng vọt.

Theo Young, tỷ lệ tổn thương tủy sống mãn tính của Trung Quốc đã tăng hơn 10 lần từ năm 1995, và mỗi năm, có thêm 80.000 người vào danh sách này.

Nhu cầu phát triển các liệu pháp đã khiến một số nhà nghiên cứu Trung Quốc vô đạo đức kiếm lời, mặc dù không có bất kỳ bằng chứng nào chứng tỏ các phương pháp họ đưa ra là có hiệu quả. Tuy nhiên, Young cho rằng vấn đề này tồn tại ở khắp mọi nơi.

Chi tiêu chính phủ Trung Quốc về nghiên cứu y sinh học ít nhất là ngang tầm với Mỹ, và khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các tiêu chuẩn lâm sàng của nước này thì không đâu sánh kịp, bác sĩ nói.
;
"Mọi thứ đã quay 180 độ từ thời điểm Sang Lan hỏi làm thế nào mà phương pháp điều trị có thể tiến hành ở Trung Quốc. Bây giờ chính người Mỹ lại muốn đến Trung Quốc", Young nói.

"Đây không phải là những gì tôi đã nói với Sang Lan vào năm 1998, nhưng có thể cách chữa trị tổn thương tủy sống sẽ thực sự đến từ Trung Quốc."

"Trước khi tôi gặp Reeve, tôi đã rất miễn cưỡng sử dụng chữa bệnh. Nó là từ rất đáng sợ bởi vì khi bạn sử dụng từ này, bạn đang cam kết cho mình một mục tiêu mà hầu hết các nhà khoa học cảm thấy khó chịu," ông nói.

"Chúng tôi sẽ không thể làm cho cơ thể quay về giống như trước khi chấn thương, nhưng điều chúng tôi làm là giúp bệnh nhân đạt đến mức độ mà người khác không thể nói rằng họ đã từng bị thương, và tôi nghĩ đó là mục tiêu có thể đạt được."

                                                           Theo (Vietnam+)

Các tin khác


Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục