(HBĐT) - Với những thuận lợi như tại huyện có khu công nghiệp, trên địa bàn có gần 40 doanh nghiệp đang hoạt động, xã Liên Sơn (Lương Sơn) thực hiện và phát huy tốt hiệu quả chương trình giải quyết việc làm cho lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên chiếm trên 90%.


Lao động trẻ và học sinh xã Liên Sơn (Lương Sơn) nghe đại diện doanh nghiệp tư vấn xuất khẩu lao động và chương trình du học.

Từ lâu, thôn Mái được biết đến là "làng đi xuất khẩu lao động” với thị trường được lựa chọn nhiều nhất là Hàn Quốc. Những ngôi nhà khang trang và cuộc sống ấm no của những gia đình nơi đây là thành quả khi người dân tham gia làm việc ngoài nước. Ông Bùi Đức Chương, Trưởng thôn Mái chia sẻ: không chỉ tuyên truyền suông, những mô hình, điển hình người thật, việc thật đi xuất khẩu lao động gửi tiền về cho gia đình xây nhà, tích cóp được khoản tiền lớn để mở rộng sản xuất, kinh doanh là minh chứng cụ thể, thuyết phục nhất thu hút người lao động tham gia thị trường việc làm ngoài nước.

Thôn Mái hiện vẫn là thôn có số lao động tham gia thị trường việc làm ngoài nước đông nhất xã. Từ đây, lao động ở nhiều thôn khác cũng tìm hiểu và lựa chọn xuất khẩu lao động để tạo thay đổi bước ngoặt cho cuộc sống của bản thân và gia đình. Năm 2023, ngoài 5 lao động đã sang làm việc tại Đài Loan, Nhật Bản, một số lao động đang làm thủ tục chuẩn bị xuất cảnh, chủ yếu là lao động trẻ như: Bạch Văn Thiển (SN 1988), Bạch Thị Tuyển (SN 1993), Bùi Thị Linh (SN 1995) ở thôn Mái; Bạch Hồng Tuyến (SN 1987) ở thôn Lộc Môn...

Đồng chí Nguyễn Thị Ánh Hoàn, công chức LĐ-TB&XH xã cho biết: Bên cạnh những kết quả tích cực của việc làm ngoài nước, người dân địa phương có tinh thần chịu khó, năng động trong tìm kiếm việc làm. Hầu hết lao động trong độ tuổi đang làm việc tại Khu công nghiệp Lương Sơn và các doanh nghiệp gần nhà với ngành nghề chủ yếu là may công nghiệp, điện tử, xây dựng. Hiện còn khoảng trên 100 người trong độ tuổi không có việc làm ổn định đều rơi vào trường hợp khuyết tật nhẹ, lười lao động hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ.

Được sáp nhập từ 3 xã Trung Sơn, Tiến Sơn, Thành Lập và 5 thôn của xã Liên Sơn cũ, xã hiện có trên 17.000 dân tại 22 thôn, trong đó hơn 9.500 người trong độ tuổi lao động. Đồng chí Hoàng Văn Khiêm, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: hàng năm, công tác lao động, việc làm được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm. Trong 2 năm (2022 – 2023), xã được tỉnh, huyện tổ chức các phiên giao dịch việc làm nhằm cung cấp thông tin, kết nối cung – cầu lao động, việc làm. Qua tiếp cận, tìm hiểu thông tin từ các doanh nghiệp tuyển dụng, người dân, lao động, học sinh trên địa bàn nắm bắt và lựa chọn ngành nghề, công việc phù hợp với khả năng và điều kiện gia đình. Ngoài ra, công tác lao động, việc làm còn được tuyên truyền bằng hình thức lồng ghép trong các hội nghị của các ngành, đoàn thể, thôn; giới thiệu các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng có uy tín về các thôn để tuyên truyền, tư vấn; phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng tổ chức các lớp dạy nghề; trực tiếp đi các thôn để giới thiệu việc làm, tư vấn xuất khẩu lao động... Từ đầu năm đến nay, cán bộ LĐ-TB&XH đã thực hiện 4 cuộc tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động tại các thôn Mái, Ngăm, Ghên, Ngành đến hơn 400 người dân, lao động.

Với việc triển khai có hiệu quả các chương trình lao động, việc làm, cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm trên 50%, nông nghiệp giảm còn 39%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 60 triệu đồng; năm 2023 số hộ nghèo giảm từ 72 hộ còn 50 hộ, chiếm 1,33%. 


Bùi Minh

Các tin khác


Công ty TNHH GGS Việt Nam: Doanh nghiệp trách nhiệm - người lao động chia sẻ

Công ty TNHH GGS Việt Nam nằm trong khu công nghiệp bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình), đi vào hoạt động từ năm 2013, lĩnh vực gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu và châu Mỹ. Doanh nghiệp (DN) tạo việc làm cho 710 lao động.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: Đồng hành thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc làm bền vững

Với việc đẩy mạnh công tác tư vấn chính sách về việc làm, học nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ), tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, các cuộc hội nghị, tọa đàm, tư vấn, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh đã và đang phát huy vai trò đồng hành hỗ trợ việc làm, góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về giảm nghèo bền vững, phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thành phố Hòa Bình: Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho người lao động

Thời gian qua, việc nâng cao chất lượng lao động, gắn kết công tác đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động và giải quyết việc làm trên địa bàn TP Hòa Bình được quan tâm. Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn: Đảm bảo quyền lợi của người lao động

Đi vào hoạt động từ năm 2021 với ngành nghề sản xuất, gia công sản phẩm điện tử, Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn, phố Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) có nhiều cố gắng trong việc đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động (NLĐ), nhất là thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ - BNN), bảo hiểm y tế (BHYT).

Hỗ trợ, thúc đẩy đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Năm 2023, với nhiều nỗ lực, toàn tỉnh ước có 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tại các thị trường: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Bên cạnh kết quả tăng đáng kể số lượng lao động, thị trường lao động của tỉnh còn những hạn chế.

Tổng hợp thông tin thị trường lao động góp phần giải quyết việc làm

Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp các huyện, thành phố triển khai các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển dụng lao động, tập trung phát triển thị trường lao động. Đồng thời, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, kết nối cung cầu lao động, công tác dự báo cung cầu lao động, tăng cường thông tin tuyên truyền, vận động doanh nghiệp và nhân dân tham gia vào thị trường lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục