Ở thị trấn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có nhiều điều để du khách lưu nhớ trong lòng. Bên cạnh đất và người nơi đây thân thiện, hiếu khách, biển cả thơ mộng đẹp, quyến rũ... thì những cây bàng cổ thụ cũng tạo được những dấu ấn đậm nét. Trong đó, hơn 50 cây được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận là cây di sản và được coi là cây biểu tưởng của huyện đảo này. Những cây bàng trăm tuổi xuất hiện ở Côn Đảo (tính từ năm 1862, khoảng 130-150 tuổi) chất chứa lịch sử, văn hóa và cả những thăng trầm của thời cuộc…




Những cây bàng "trăm tuổi" trong khuôn viên Khu di tích lịch sử trại giam Phú Hải luôn được du khách gần xa quan tâm.

Nếu có dịp đi dọc con đường ven biển từ bến Đầm lên trung tâm thị trấn bắt gặp những hàng bàng bám sát và vươn ra phía biển. Không chỉ là những cây bàng mới lớn mà có cả những cây bàng "lớn tuổi” bám dất, vươn cành về phía những con sóng biếc. Còn trên những con đường mang tên Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, khu Nhà chúa Đảo, trại Phú Hải, trại Phú Sơn, Cầu tàu 914... những cây bàng trăm tuổi là một phần không thể thiếu của không gian thấm đẫm lịch sử, văn hóa nơi đây.

Trước đây, bàng Côn Đảo được trồng nhằm chắn gió, bão, bảo vệ đảo trước biển lớn. Giờ đây, cây bàng là một phần của cuộc sống Côn Đảo hôm nay… Những cây bàng già, da dày mốc thếch, cao tầm 15m, tán to rộng to đến 2-3 người ôm "ngự” ở các góc đường, góc nhà tù... sừng sững, uy nghi như một nhân chứng, chứng kiến bao thăng trầm, đổi thay của Côn Đảo. Từ những hốc xù xì của thân bàng, đầu năm này lại mọc ra những chồi non xanh biếc như báo hiệu sự tiếp nối của sinh tồn…

Từ những ngày đau thương, kìm kẹp trong chốn lao tù của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bao chí sĩ, chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước đã gắn bó với những cây bàng. Và cho đến những ngày vui, độc lập tự do, màu lá bàng xanh thắm như làm bừng sáng, tô điểm cho cuộc sống Côn Đảo trong ngày mới hôm nay. Nhà văn Thanh Tâm (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) và các đồng nghiệp trong lần đi thực tế ở Côn Đảo đã đứng rất lâu bên những cây bàng trong sân trại Phú Hải để có thêm những chiêm nghiệm về cuộc sống lao tù cua người chiến sĩ Cộng sản và những cây bàng trong trại, để rồi được nghe, được kể về mối liên kết của người tù và những cây bàng thân thương mà lòng rưng rưng xúc động. Cây bàng, lá bàng, hạt bàng, hốc cây bàng…

Theo lời kể của người dân địa phương, bàng là loài cây rất gần gũi, gắn bó với người dân Côn Đảo, đặc biệt là với những người tù bị lưu đày ra đây. Lá bàng được những người tù nhặt về cất giấu, lót trên nền đá của trại giam để nằm, mong chống chọi với thời tiết khắc nghiệt; quả bàng và cả những chiếc lá bàng non còn là thức ăn bổ sung dưỡng chất cho người tù chống lại bệnh tật do những ngày trong tù phải ăn uống thiếu thốn, khổ cực… Những chiến sĩ cách mạng Côn Đảo đã dành lá bàng nguyên lành để chép những vần thơ tràn đầy khí thế, tố cáo tội ác dã man của kẻ thù, động viên nhau giữ vững ý chí chiến đấu, vượt qua gian lao...



Hạt bàng Côn Đảo đã trở thành đặc sản, làm quà cho du khách thập phương.

Bao mùa bàng thay lá, bao người đã vĩnh viễn nằm xuống đất này để nghĩa trang Hàng Keo, Hàng Dương dày thêm những nghĩa tình đồng chí, đồng bào. Một đồng nghiệp ở Báo Hà Nội mới dành hẳn một ngày chỉ đi chụp tư liệu những cây bàng ở Côn Đảo cho bản báo. Anh tâm sự rằng: Giả sử đi trên các con đường ở thị trấn 76 km2 này mà không có bóng bàng hẳn lòng du khách sẽ chếnh choáng thiếu hụt. Còn giờ… đi ra biển, lên núi, vào khu di tích nhà tù, đi trên con đường dọc thị trấn, vào trường học, công viên gặp các "cụ” bàng như gặp lại bao điều xưa cũ; thấy được bóng dáng thời gian phủ xuống đất này. Cho nên, cũng dễ hiểu khi hỏi người dân Côn Đảo về những "cụ bàng” nhận thấy trong giọng nói sự trìu mến, ân cần như nhắc nhớ về một phần không thể không của cuộc sống thường nhật nơi đây. Những con đường bàng là điểm check-in quen thuộc của du khách; hạt bàng giờ đã là món quà xách tay của du khách mang về để làm quà cho bạn bè, thân hữu (hạt bàng rang, mứt hạt bàng)… Vị cay, mặn, ngọt của mứt hạt bàng lại là một hương vị mới được "chắt lọc” bởi thời gian và năm tháng của những cây bàng trăm tuổi. Vì thế, bàng Côn Đảo càng neo vào lòng người những dự vị đẹp, êm đềm mỗi khi đến nơi đây.


Bùi Huy

Các tin khác


Đoàn đại biểu kiều bào thăm, động viên quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1

Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Vụ chìm tàu kéo sà lan trên biển Lý Sơn: Tạm dừng tìm kiếm các nạn nhân mất tích

Sau 5 ngày nỗ lực tìm kiếm vẫn chưa thấy các nạn nhân còn mất tích trong vụ chìm tàu kéo tàu kéo LA-06695 và lật sà lan LA-06883 trên vùng biển cách đảo Lý Sơn 3 hải lý. Đến ngày 28/4, các lực lượng chức năng đã tạm dừng tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích.

178.662 lượt người tham gia Kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam

Kỳ 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hoà Bình chủ trì tổ chức bắt đầu từ 0h ngày 15/4/2024 đến 24h ngày 25/4/2024. Ban Tổ chức cuộc thi đã tổng hợp và thông báo kết quả cụ thể.

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Sáng 24/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) cùng các tộc họ làng An Vĩnh tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, tri ân công đức những hùng binh Hoàng Sa trong đội Hoàng Sa Bắc hải năm xưa đã vượt biển khơi, cắm, dựng bia vĩnh hằng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Lữ đoàn 189 hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam

Ngày 19/4, Lữ đoàn 189 Hải quân tổ chức tập huấn phương pháp đọc sách, duy trì nhóm đọc sách cho cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3, năm 2024. Đại tá Trần Hoàng Thắng, Phó Chính ủy Lữ đoàn dự, chỉ đạo.

Bàn giao thi thể thuyền viên nước ngoài gặp nạn trên biển

Vào lúc 4 giờ 18 phút ngày 18/4, tàu SAR 412 của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Trung tâm) đã cập cầu cảng của Trung tâm tại Đà Nẵng và bàn giao thi thể một thuyền viên gặp nạn trên biển cho cơ quan chức năng và đại diện chủ tàu tại Việt Nam theo quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục