(HBĐT) - Với lợi thế gần thác Mu và giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, bà con ở xã Tự Do, huyện Lạc Sơn đã khai thác làm du lịch. Cũng từ du lịch, nhiều hộ gia đình khó khăn đã trở nên khá giả.


Homestay của gia đình chị Quách Thị Thức ở xóm Mu Khướng, xã Tự Do (Lạc Sơn) luôn sẵn sàng đón khách du lịch.

Tự Do là xã xa nhất, đặc biệt khó khăn thuộc vùng cao của huyện Lạc Sơn. Trước đây, bà con sống chủ yếu bằng trồng rừng, trồng lúa và chăn nuôi. Xa trung tâm huyện, đường giao thông không thuận lợi nên việc phát triển kinh tế gặp nhiều trở ngại. Tỷ lệ hộ nghèo là một trong các xã cao nhất huyện.

Tuy nhiên, địa phương có lợi thế với thác Mu đẹp, nhiều người biết đến. Tận dụng lợi thế đó, các hộ gia đình gần thác Mu đầu tư xây dựng nhà cửa, hạ tầng làm homestay. Cũng từ khai thác du lịch đã tạo việc làm và thu nhập cho bà con. Tạo nếp nghĩ, cách làm mới thay đổi cuộc sống nhiều hộ  khó khăn.
Là người đầu tiên làm homestay ở Tự Do, chị Quách Thị Thức ở xóm Mu Khướng cho biết: Thời gian đầu nhiều bỡ ngỡ, nhưng được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, người dân đã dần thích ứng. Sau khi được đi tập huấn, gia đình tôi đã biết cách bảo vệ môi trường, di chuyển chuồng nuôi nhốt gia súc ra xa nhà, sửa sang con đường vào nhà. Khách đến nghỉ tại gia đình tôi có những nhận xét rất tốt. Ngoài ăn uống, ngủ nghỉ, tôi thường xuyên đón khách nước ngoài đi dã ngoại tham quan, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên. Khách đến nhà tôi đều nói rằng, họ rất thích văn hóa, con người, phong cảnh ở đây. Hiện gia đình tôi có 3 nhà với sức chứa khoảng 50 khách. Với mô hình này đã tạo việc làm cho 5 người có thu nhập ổn định. 

Nhận thấy làm dịch vụ homestay đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống của gia đình, một số hộ trong xã mạnh dạn vay vốn để cải tạo, sửa sang lại nhà có kiến trúc phù hợp với tự nhiên, thu hút nhiều du khách.

Đồng chí Bùi Văn Thịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Tự Do cho biết: Ở đây, ngoài tiềm năng thác Mu nguyên sơ, người dân lưu giữ được nhiều phong tục tập quán và những nét văn hóa truyền thống. Qua mô hình du lịch cộng đồng này đã giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của bà con mình đến du khách, đa số là khách nước ngoài. Khách nghỉ tại bản có thể cùng người dân đi bắt cá suối, lên rừng hái rau, trồng cây, cấy lúa...,  tối về chế biến thành những món ăn ngon theo ẩm thực của bà con bản địa. Từ những mô hình du lịch cộng đồng đã tạo việc làm,  sinh kế cho người dân vùng cao. Họ có thể tự tin giới thiệu với du khách những nét độc đáo về văn hóa và tình yêu quê hương, bản làng của mình.


Việt Lâm

Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục