(HBĐT) - Bên cạnh nguồn lực từ chương trình, dự án giảm nghèo, huyện Lạc Sơn tăng cường huy động vốn lồng ghép và nguồn lực của toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững. Từ đó thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân.

 


Nuôi ong lấy mật là mô hình giảm nghèo tiêu biểu ở xóm Ấm, được xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) lựa chọn hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP năm 2023.  
 
Hàng năm, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện mở khoảng 20 lớp nghề cho học viên là người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo. Ngoài kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV), huyện dành ngân sách từ 400 - 500 triệu đồng cho đào tạo nghề nông nghiệp và chuyển đổi nghề phi nông nghiệp, góp phần tạo nhiều việc làm tại chỗ, nâng cao chất lượng nguồn lao động của địa phương. Các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp, hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm được đẩy mạnh. Trong năm 2022, huyện phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh mở phiên giao dịch việc làm tại nhiều điểm cụm xã; phối hợp các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng mở hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm. Lạc Sơn cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đồng chí Bùi Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Giai đoạn hiện nay, chiến lược giảm nghèo đã chuyển từ đầu tư theo diện rộng sang đầu tư giảm nghèo theo chiều sâu. Việc đầu tư được tập trung trọng tâm, trọng điểm vào xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và vào con người. Đồng thời chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế cho người dân, chuyển dịch lao động phù hợp với nhu cầu thị trường. Chương trình cũng hướng tới giải quyết các vấn đề thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn ĐBKK. Huyện luôn quan tâm đổi mới phương thức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo thông qua các mô hình tổ chức sản xuất, có sự tham gia đóng góp nguồn lực từ hộ gia đình, từng bước xóa bỏ chính sách cho không. Các xã ĐBKK ưu tiên lồng ghép nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH, lấy phát triển kinh tế là trọng tâm để GNBV.

Thời gian qua, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, công tác truyền thông về chương trình đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, sự đồng thuận của toàn xã hội, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và cộng đồng thực hiện thắng lợi mục tiêu GNBV. Huyện đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số để nâng cao chất lượng, hiệu quả truyền thông; xây dựng hệ thống và tăng cường các kênh mạng xã hội, ứng dụng giải trí trên thiết bị thông minh, công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao sự tương tác và tham gia của người dân, tạo kênh truyền thông hai chiều về chương trình. Bên cạnh đó, mạng lưới cán bộ tuyên truyền, báo cáo viên về giảm nghèo từ huyện đến cơ sở ngày càng mở rộng, năng lực cán bộ truyền thông được nâng cao. Từ nguồn kinh phí tiểu dự án hơn 1,5 tỷ đồng, huyện đã triển khai các hoạt động truyền thông giảm nghèo về thông tin, trên 460 triệu đồng truyền thông về giảm nghèo về đa chiều.

Bên cạnh đó, bằng nhiều hình thức tuyên truyền như: vận động người dân tham gia tổ hợp tác, thành lập, duy trì hoạt động HTX, vận động đóng góp nguồn lực bằng tiền, công lao động, hiện vật, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương... đã góp phần tạo đà cho phát triển KT-XH ở nông thôn và mức hưởng thụ trực tiếp cho người dân.

Trong 2 năm (2022 - 2023), huyện được phân bổ 26 tỷ đồng từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV. Nguồn vốn năm 2023 đang được lồng ghép thực hiện, triển khai đối với các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện cho rằng, mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng công tác giảm nghèo tại địa phương còn không ít khó khăn, hạn chế, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chưa có mô hình giảm nghèo hiệu quả, tình trạng thiếu vốn sản xuất, không có việc làm, đông người ăn theo... phổ biến trong các hộ nghèo, cận nghèo. Lạc Sơn đang tập trung thực hiện các giải pháp để giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt chỉ tiêu năm 2023 đề ra; phấn đấu không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách, người có công; hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách giảm chiều thiếu hụt; thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách đối với hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng khó khăn khác; huy động mọi nguồn lực, trong đó ưu tiên xã hội hóa để góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo.
 

Bùi Minh

Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Huyện Cao Phong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục