Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) đã tạo sự chuyển biến toàn diện ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn huyện Cao Phong. Với việc thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), chính sách an sinh xã hội gắn với GNBV, trung bình mỗi năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 3,58%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 3%/năm.



Đường giao thông xã Hợp Phong (Cao Phong) được cứng hóa góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Đồng chí Trần Văn Ý, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Cao Phong cho biết: Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Cao Phong luôn chỉ đạo sát sao, cụ thể hóa, đưa mục tiêu giảm nghèo vào chương trình phát triển KT-XH từng giai đoạn. Huyện chú trọng bố trí nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn đối ứng của các CTMTQG nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện mục tiêu GNBV.

Hàng năm, huyện tổ chức điều tra, báo cáo và kiểm tra thực tế tại 10/10 xã, thị trấn để xây dựng kế hoạch cụ thể. Theo kết quả điều tra theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025, năm 2022, toàn huyện có 11.719 hộ nghèo, chiếm 6,69% (giảm 3,44% so với năm 2021); năm 2023 ước còn 4,99% (giảm 1,7% so với năm 2022).

Đầu giai đoạn 2021 - 2025, toàn huyện có 3 xã điều kiện KT-XH ĐBKK là Thung Nai, Hợp Phong, Thạch Yên. Năm 2022, xã Hợp Phong đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 – 2025. Xã Thung Nai đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị đạt chuẩn NTM năm 2023. Xã Thạch Yên phấn đấu về đích NTM vào năm 2024. Huyện đặt mục tiêu phấn đấu về đích NTM vào năm 2025. Cùng với giảm tỷ lệ hộ nghèo, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng; năm 2023 phấn đấu tăng lên 59 triệu đồng/người.

Tuy nhiên, theo đồng chí Trần Văn Ý, bên cạnh những thành quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện công tác GNBV huyện Cao Phong cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Công tác giảm nghèo ở các xã ĐBKK chưa bền vững do điều kiện KT-XH, vị trí địa lý khó khăn. Diện tích đất canh tác ít, sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên. Cùng với đó là tình trạng "được mùa mất giá” vẫn xảy ra dẫn đến nguồn thu chưa cao so với mức đầu tư phát triển sản xuất. Vẫn còn một bộ phận người dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, không muốn thoát nghèo. Công tác giải quyết việc làm tại chỗ chưa đáp ứng được nhu cầu…

Căn cứ vào những hạn chế, khó khăn, sau khi tiến hành rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, huyện Cao Phong xác định 12 chỉ số thiếu hụt. Huyện đang tập trung các nguồn lực CTMTQG để hỗ trợ giảm các chiều thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo còn khó khăn về nhà ở bằng các chương trình hỗ trợ nhà ở, xoá nhà tạm, cho vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; hỗ trợ, vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế…

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả CTMTQG GNBV, huyện Cao Phong tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tiếp tục huy động sự đồng thuận và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong tổ chức thực hiện chương trình GNBV. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động; biểu dương, động viên kịp thời các gương điển hình về giảm nghèo, phê phán các trường hợp lợi dụng chính sách, không có ý chí vươn lên, không muốn thoát nghèo. Rà soát, phân loại nguyên nhân thiếu hụt của hộ nghèo, cận nghèo, trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hỗ trợ cụ thể. Quan tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho người nghèo, cận nghèo. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”. Huy động nguồn xã hội hóa thực hiện các chương trình giảm nghèo, hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo. Đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án để hỗ trợ về y tế, giáo dục, ưu đãi tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ sinh kế, phát triển sản xuất... Từ đó góp phần thực hiện hiệu quả CTMTQG GNBV giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện.


Hương Lan


Các tin khác


Xã Tuân Đạo: Quyết tâm cao trong công tác giảm nghèo bền vững

Theo đồng chí Bùi Hồng Diên, Chủ tịch UBND xã Tuân Đạo (Lạc Sơn), Tuân Đạo là xã thuộc vùng 135, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã quyết tâm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó tích cực thực hiện công tác giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, công tác giảm nghèo của xã có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần.

Xã Hương Nhượng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Đời sống của người dân trên địa bàn xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) dựa vào nông nghiệp là chính. Để trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả, tác động đến công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH, cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể xã chú trọng tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời quan tâm công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Xã Yên Phú nâng cao thu nhập từ nông nghiệp

Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người của xã Yên Phú (Lạc Sơn) ước đạt 52 triệu đồng, hộ nghèo giảm còn 7,55%, hộ cận nghèo 9%. Người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo bền vững.

Xã Đa Phúc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân

Tuy xuất phát điểm khó khăn nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, xã Đa Phúc (Yên Thủy) đã gặt hái được thành công trong xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân.

Thị trấn Vụ Bản thiết thực hành động vì người nghèo

Mới đây, tại ngày hội Đại đoàn kết (ĐĐK) toàn dân tộc khu dân cư phố Côm, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), Ủy ban MTTQ huyện đã phối hợp cấp ủy, chính quyền thị trấn bàn giao nhà ĐĐK cho hộ bà Bùi Thị Kiên và hộ ông Bùi Văn Thức thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Chương trình có ý nghĩa quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống.

Nỗ lực giảm nghèo bền vững

Nhiều năm nay, tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị hỗ người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững (GNBV). Thông qua lồng ghép các nguồn lực, diện mạo nông thôn, đời sống người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh từng bước cải thiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục