Những năm qua, xã Hiền Lương (Đà Bắc) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, việc triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giúp nhiều hộ nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống.


Việc truyền tải kịp thời vốn ưu đãi là động lực quan trọng để giảm nghèo bền vững tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Các nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình giảm nghèo bền vững từng bước được triển khai hiệu quả trên địa bàn xã. Theo thống kê của UBND xã, từ năm 2022 đến nay, thông qua Chương trình giảm nghèo bền vững, xã đã duy tu, sửa chữa 13 công trình dân sinh như: đường giao thông, sân nhà văn hóa, hệ thống nước sinh hoạt; hỗ trợ xây mới và sửa chữa 5 nhà ở cho hộ nghèo. Bên cạnh đó, triển khai các mô hình sinh kế phù hợp điều kiện địa phương. Điển hình là mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại xóm Mái được người dân tích cực tham gia, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của xã Hiền Lương (theo chuẩn đa chiều) là 22,8%. Xã đặt mục tiêu mỗi năm giảm bình quân 4 - 5% hộ nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn 9%. Đồng chí Xa Văn Hoè, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương cho biết: Cùng với đầu tư hạ tầng và sinh kế, việc triển khai hiệu quả tín dụng chính sách là một trong những điểm sáng của công tác giảm nghèo ở địa phương. Đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn đạt hơn 30 tỷ đồng. 100% hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện có nhu cầu đều được tiếp cận nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Từ đồng vốn ưu đãi, nhiều hộ đã cải thiện sinh kế. Gia đình chị Bàn Thị Sáng, xóm Doi từng gặp khó khăn, nhờ được vay vốn chính sách, gia đình chị đầu tư nuôi bò sinh sản. Gần 2 năm trước, chị tiếp tục vay thêm 60 triệu đồng mở rộng chăn nuôi. "Nhờ vốn chính sách gia đình có điều kiện mua bò giống, hiện bò đã sinh sản, tăng đàn. Nhờ đó thu nhập được cải thiện, đời sống bớt dần khó khăn”, chị Sáng chia sẻ.

Cùng ở xóm Doi, gia đình bà Xa Thị Vân cũng đã có sinh kế bền vững khi được vay vốn chính sách để chăn nuôi bò sinh sản. Theo bà Vân chia sẻ, mặc dù gia đình có đất đồi khá rộng, thuận lợi chăn nuôi gia súc. Nhưng do không có vốn nên không dám nuôi bò. Nhờ được vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, kinh tế gia đình có nhiều thay đổi tích cực. "Với sự quan tâm của Đảng, nhà nước, đường sá, điện được đầu tư khá thuận lợi. Bên cạnh đó, nhờ vốn vay ưu đãi, những hộ khó khăn như gia đình tôi có điều kiện để chăn nuôi, trồng trọt”, bà Vân chia sẻ.

Đồng chí Xa Văn Hòe, Phó Chủ tịch UBND xã Hiền Lương nhấn mạnh: Những năm qua, địa phương xác định rõ giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài. Các chương trình hỗ trợ sinh kế, đào tạo nghề, tín dụng chính sách từng bước phát huy hiệu quả, giúp người dân thay đổi tư duy, không trông chờ, ỷ lại mà chủ động vươn lên. Để tiếp tục giảm nghèo bền vững, xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tăng cường đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường. Đồng thời, chủ động đề xuất các nguồn vốn hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương.


Viết Đào


Các tin khác


Chìa khoá giảm nghèo - dòng vốn biết lắng nghe

Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Hòa Bình giảm từ 15,49% năm 2020 còn 6,59% vào cuối năm 2024. Hơn 9% sau 4 năm - đó không chỉ là con số trong báo cáo, mà là kết tinh của một hành trình âm thầm, đều đặn và kiên trì. Hành trình khởi nguồn từ những chính sách "đúng và trúng”, bền bỉ qua hàng trăm công trình hạ tầng giữa lưng chừng núi, lan tỏa từ lớp học nghề trong ánh nhìn bỡ ngỡ của người trẻ vùng cao, đến những sinh kế mới giữa đồi nương cằn khô. Và cả trong những tấm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) - thứ tưởng chừng nhỏ bé, nhưng đã kịp làm dịu đi bao nỗi lo lớn trong mỗi hộ nghèo.

Người dân xã Đú Sáng thoát nghèo nhờ vốn chính sách

Những năm qua, nhờ sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã Đú Sáng (Kim Bôi) thoát nghèo bền vững. Hiện nay, vốn vay ưu đãi tiếp tục đồng hành cùng người dân trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Huyện Đà Bắc - hiệu quả từ chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm gần đây, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (GNBV) trên địa bàn huyện Đà Bắc tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành. Từ đó tạo sự lan toả, đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân.

Trên 111 tỷ đồng hỗ trợ đa dạng sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Báo cáo Tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; đề xuất Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Theo báo cáo đánh giá, trong giai đoạn 2022 - 2024, tổng nguồn vốn thực hiện Dự án 2 về hỗ trợ đa dạng sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh là 111,154 tỷ đồng.

Xã Tây Phong: Đời sống người dân cải thiện nhờ xuất khẩu lao động

Xã Tây Phong (Cao Phong) có đồng bào dân tộc Mường, Kinh, Dao cùng sinh sống, nguồn thu nhập chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) đã góp phần mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình, mở ra hướng thoát nghèo, làm giàu chính đáng cho người dân.

Huyện Mai Châu huy động nguồn lực giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo, hạn chế tái nghèo là mục tiêu quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giảm nghèo bền vững. Tại huyện vùng cao Mai Châu, chương trình tập trung tạo mọi điều kiện để hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, từng bước nâng cao thu nhập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục