Trong chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952) đã có những sáng kiến nhỏ nhưng cực kỳ quan trọng. Đó là việc chiến sỹ anh nuôi Hoàng Cầm sáng tạo ra chiếc bếp nấu ăn không khói. Chiếc bếp huyền thoại sau này được mang tên ông và bắt đầu từ chiến dịch Hòa Bình đi cùng cả dân tộc đến Điện Biên Phủ, rồi sau này là cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.


Bếp Hoàng Cầm được sử dụng đảm bảo hậu cần cho chiến sỹ trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang tỉnh.

Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhắc đến chiến dịch Hòa Bình sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến sáng kiến đã mang lại sự cải thiện rất quan trọng trong đời sống của chiến sỹ ngoài mặt trận. Khói lửa từ bếp của anh nuôi đã nhiều lần làm lộ vị trí trú quân, dẫn đến những tổn thất xương máu. Công việc thổi nấu đều phải tiến hành vào ban đêm để đề phòng máy bay địch. Bộ đội trong mùa đông vẫn phải ăn cơm nguội, uống nước lạnh. Trong chiến dịch Hòa Bình, một chiến sỹ nuôi quân ở trạm quân y của Đại đoàn 308 đã có sáng kiến đào những đường rãnh thoát khói bên sườn núi, nối liền với lò bếp bên trên rãnh đặt những cành cây và phủ một lớp đất mỏng được tưới nước để giữ độ ẩm. Khói từ trong lò bếp bốc lên qua các đường rãnh chỉ còn là một dải hơi nước tan nhanh khi rời khỏi mặt đất. Từ đó, anh nuôi có thể thổi nấu ban ngày ngay cả khi máy bay trinh sát địch bay trên đầu. Bếp Hoàng Cầm mang tên người sáng tạo ra nó đã phát huy hiệu quả trong tất cả các chiến dịch sau, kể cả trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Ngay sau khi ra đời trong chiến dịch Hòa Bình, bếp Hoàng Cầm nhanh chóng được phổ biến trong các đơn vị, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ và trong những năm kháng chiến chống Mỹ sau này. Điều này được nhiều cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu chia sẻ: Nếu không có bếp Hoàng Cầm có lẽ việc tổ chức cấp dưỡng đảm bảo sức khỏe cho bộ đội còn gặp rất nhiều khó khăn. Với sáng kiến này, bộ đội đã được ăn cơm nóng, có nước nóng để uống trong mùa đông. Các viện quân y dã chiến có nước nóng để sát trùng dụng cụ y khoa... Sáng kiến này có giá trị lớn trong thực tiễn hoạt động hành quân, chiến đấu và góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sức khỏe bộ đội, bảo đảm quân số chiến đấu cao trong những chiến dịch dài ngày.

Chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong 9 năm kháng chiến chống Pháp của quân và nhân dân ta. Chiến dịch được tổ chức trong điều kiện địa hình hết sức phức tạp, công tác bảo đảm gặp nhiều khó khăn; hỏa lực, không quân địch mạnh hơn ta gấp nhiều lần, lại liên tục uy hiếp suốt ngày đêm. Do vậy, việc sử dụng bếp Hoàng Cầm trong chiến đấu đã phát huy hiệu quả rất cao, đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ, tránh được sự phát hiện của máy bay địch, hạn chế được thương vong cho bộ đội. Có bếp Hoàng Cầm đã có cơm dẻo, canh nóng phục vụ ngay trên chiến hào. Thậm chí, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, có những đơn vị với hàng trăm người đóng quân chỉ cách hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm của Đờ Cát không xa trong thời gian dài, nhưng địch hoàn toàn không biết dù mỗi ngày hàng chục lượt máy bay trinh sát bay lượn trên bầu trời Điện Biên Phủ. Có được điều đó là do bếp Hoàng Cầm đã giấu đi ngọn khói vào trong lòng đất.

Có thể nói, bắt đầu từ chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), bếp Hoàng Cầm đã trở thành huyền thoại trong chiến đấu của quân, dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ và sau này là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Khai trương Trung tâm báo chí Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Rộn ràng thành phố Điện Biên Phủ gần ngày đại lễ

Đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ cận kề. Cũng như bao người con đất Việt cùng hướng về Điện Biên để hòa mình vào không khí hào hùng, náo nức của ngày đại lễ, từ Hòa Bình, tôi ngược đường lên mảnh đất anh hùng. Vượt qua những cung đường đèo, dốc đến TP Điện Biên Phủ, khí thế những ngày chuẩn bị cho đại lễ khiến tôi choáng ngợp. Mảnh đất đã từng hứng nhiều bom đạn, nếm trải bao đau thương, mất mát, nơi quân và dân một lòng vì độc lập dân tộc nay đã thay da đổi thịt.

Đoàn Kết - nơi những khẩu sơn pháo Điện Biên “thử lửa”

Để chuẩn bị cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 3/1953, tại xã Đoàn Kết (Yên Thủy), Tổng Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh chiến dịch đã lựa chọn làm nơi "thử lửa” các khẩu sơn pháo từ 75 - 105 mm. Các khẩu sơn pháo này sau đó đều được đưa tới Điện Biên Phủ công phá quân đội Pháp ở cánh đồng Mường Thanh.

Những mốc lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là đỉnh cao của trí tuệ quân sự Việt Nam, chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Báo Hòa Bình xin trân trọng điểm lại những mốc thời gian của chiến dịch này.

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 4/5/1954: Quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt gọn cứ điểm 311B ở phía tây Mường Thanh, tiến vào uy hiếp Sở Chỉ huy của địch vào ngày 3/5/1954. Đến đêm 4/5, quân địch phản kích, định chiếm lại cứ điểm 311B nhưng thất bại. Cũng trong ngày 4/5/1954, De castries (Đờ Cát) triệu tập tất cả các sĩ quan để thảo luận cách thực hiện kế hoạch rút lui mang tên “Chim biển”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục