Hòa Bình là tỉnh miền núi, địa hình chia cắt lớn, có 74% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những phong tục tập quán khác nhau, đã ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức, sắp xếp, tinh giản bộ máy trong hệ thống chính trị,... Song với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, nhất là sự đồng lòng của cử tri nên việc sắp xếp lại bộ máy tinh gọn mang lại hiệu quả thiết thực. Tỉnh Hòa Bình đã giảm được 59 xã và một huyện (bằng 28% tổng số xã, phường, thị trấn) đạt tỷ lệ giảm cao nhất so với các địa phương.

Một góc thành phố Hòa Bình.

Qua quá trình lịch sử để lại, tỉnh Hòa Bình có những xóm, thôn, bản, tổ dân phố chỉ có hơn 10 hộ dân, nhưng cơ cấu tổ chức vẫn có chi bộ đảng, chính quyền, ban công tác mặt trận, các tổ chức đoàn thể,... gây cồng kềnh, lãng phí ngân sách nhà nước và không còn phù hợp với thực tế. Từ đó, Hòa Bình quyết tâm tổ chức kiện toàn lại thôn, xóm, tổ dân phố.  Đến năm 2017, Tỉnh ủy Hòa Bình ban hành Đề án sáp nhập, kiện toàn thôn, xóm, tổ dân phố và được các cấp chính quyền, nhân dân trong tỉnh đồng tình ủng hộ, khi triển khai đạt hiệu quả rất tốt. Đến tháng 2-2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TU về thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trong tỉnh. Tỉnh Hòa Bình đã chủ động triển khai việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy trước khi có Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24-12-2018 của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã.

Từ khi bắt tay vào thực hiện, tỉnh đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thận trọng, các kế hoạch được thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, nhất là được sự đồng thuận cao của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai của Tỉnh ủy Hòa Bình luôn chủ động, sáng tạo và quyết liệt bằng nhiều nội dung cụ thể như: Thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc, ban hành Kế hoạch,… Chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; đảng ủy các xã, phường, thị trấn tổ chức quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết của Bộ Chính trị, các văn bản chỉ đạo của tỉnh về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân để tạo sự thống nhất, đồng thuận. Tập trung chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện tổ chức sáp nhập huyện, xã, phường, thị trấn theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra.

Huyện ủy, thành ủy lãnh đạo ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức hội nghị triển khai, thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã đến từng cán bộ, công chức các thôn, xóm, tổ dân phố,... về chủ trương, chính sách theo quy định. Tổ chức chính quyền địa phương và thôn, xóm, tổ dân phố được kiện toàn, ổn định, các trạm y tế xã bảo đảm cho người dân thuận tiện trong việc khám, chữa bệnh. Các chức danh lãnh đạo liên quan đến đơn vị sáp nhập từ thành phố đến các xã sau sáp nhập đã được Hội đồng nhân dân phê chuẩn. Đến nay, số lượng đơn vị hành chính cấp xã đã giảm 59 đầu mối, bằng 28% tổng số xã, phường, thị trấn toàn tỉnh. Số cán bộ, công chức dôi dư 1.053 người, số hoạt động không chuyên trách dôi dư 745 người. Đối với cấp huyện, sáp nhập huyện Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình, sau sáp nhập số cán bộ dôi dư là 98 người. Riêng việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện đã giảm số chi thường xuyên tính đến năm 2020 là 170,410 tỷ đồng.

Trước đại hội Đảng bộ cấp cơ sở, khi triển khai việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy cấp xã và cấp huyện, nhiều vấn đề được đặt ra như: Dân cư tại các làng bản, xã, khu hành chính đã thành nếp sống từ lâu đời, có những câu chuyện bên anh, bên tôi, họ hàng, có nếp sống văn hóa khác nhau,... giờ nhập lại là điều đáng lo ngại. Nhưng nhờ công tác tuyên truyền sâu rộng nên từ cán bộ, đảng viên đến các tầng lớp nhân dân đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng giúp cho việc tổ chức sắp xếp được thuận lợi, đạt kết quả cao. Đến nay, 100% các tổ chức cơ sở đảng đã hoàn thành việc tổ chức đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, bảo đảm tiến độ và chất lượng, cơ cấu nhân sự. Những vị trí chủ chốt đã được lựa chọn xứng đáng, có uy tín và tín nhiệm cao trong nhân dân. Đó là minh chứng cho sự đồng lòng, thể hiện sự thống nhất, đoàn kết của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Chính việc tổ chức sắp xếp lại bộ máy đã tạo nguồn cán bộ dồi dào, từ đó lựa chọn được cán bộ tốt giúp cho đảng bộ đó mạnh lên, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của đảng bộ, hiệu lực hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành càng được phát huy mạnh mẽ, thúc đẩy kinh tế, xã hội. Nếu như các địa phương khác, việc sắp xếp, tinh giản bộ máy chia thành nhiều giai đoạn thì với Hòa Bình chỉ làm một lần là đạt ngay. Đó là sự chuẩn bị tốt, là sự đồng lòng quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và cử tri.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được sau sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền cấp xã, cấp huyện tại Hòa Bình còn một số khó khăn. Cụ thể như: Việc xây dựng văn kiện trước đây hai xã giờ nhập thành một sẽ phức tạp hơn nhiều. Hay trong xây dựng nông thôn mới (NTM), trước ba xã sẽ có ba quy hoạch, giờ nhập thành một thì không thể sử dụng quy hoạch trước đây. Hoặc là, hai xã sáp nhập trong đó có một xã đã đạt chuẩn NTM, còn một xã chưa đạt chuẩn NTM thì gọi là xã gì? Rồi trong giáo dục, trường này đạt chuẩn quốc gia, khi nhập cùng một trường chưa đạt chuẩn sẽ như thế nào? Trạm y tế cũng thế,... Hiện các xã sáp nhập chưa thể làm được quy hoạch tổng thể của đơn vị hành chính mới.  

Bên cạnh đó còn hàng loạt bài toán đặt ra, sau sắp xếp cán bộ dôi dư thì giải quyết chế độ chính sách ra sao? Như huyện Kỳ Sơn sáp nhập với thành phố Hòa Bình dự kiến dôi dư 98 lãnh đạo quản lý, công chức; các xã hình thành sau sắp xếp dôi dư tổng số 1.798 cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách. Con số cán bộ dôi dư rất lớn đòi hỏi phải có phương án sắp xếp phù hợp, thấu tình đạt lý. Từ đó, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 173/2019/HĐND về việc giải quyết nghỉ chế độ, chính sách cho cán bộ dôi dư nghỉ việc sau sáp nhập. Cán bộ dôi dư nghỉ công tác không chỉ được hưởng chế độ theo Nghị định số 108/2014 mà còn được hưởng chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư nghỉ việc theo Nghị quyết số 173. Điều này đã góp phần khuyến khích những cán bộ cao tuổi có thể nghỉ để hưởng chế độ hỗ trợ và hưu trí. Đến tháng 6-2020 thành phố Hòa Bình đã có 13 cán bộ, công chức (trong tổng số 98 cán bộ dôi dư) nghỉ theo nghị định và chính sách hỗ trợ dôi dư với tổng số tiền hơn 1,9 tỷ đồng. Đối với số cán bộ dôi dư ở đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp đã giải quyết chế độ, chính sách cho 329 người thuộc diện sắp xếp dôi dư nghỉ chế độ, nghỉ do không đủ tuổi tái cử và tái bổ nhiệm. Trong đó đã có 275 cán bộ được hưởng chính sách dôi dư nghỉ việc được hỗ trợ tổng số tiền là 30,6 tỷ đồng. Tỉnh Hòa Bình đã và đang giải quyết tốt chế độ, chính sách nghỉ việc cho khoảng gần 45% cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư. Hiện nay, các địa phương đều đã có lộ trình, bảo đảm số cán bộ dôi dư còn lại sẽ được sắp xếp hết theo từng năm.

Từ thực tế triển khai công tác sắp xếp, tinh giản đơn vị hành chính, tỉnh Hòa Bình đề xuất: Các xã thuộc diện bắt buộc phải sắp xếp lại, quy mô dưới 50% gồm hai tiêu chí quy mô dân số và diện tích tự nhiên yêu cầu bắt buộc thì cơ chế tài chính khác với cơ chế tài chính mở rộng quy hoạch phát triển đô thị. Nên để cơ chế  tài chính ổn định ngân sách như cũ để cơ sở có điều kiện đầu tư thêm hạ tầng. Cần khuyến khích cơ chế tài chính, hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng ở đơn vị hành chính mới. Cần có chính sách hỗ trợ thêm cho chức danh trưởng thôn vì trước phụ trách một thôn, sau sáp nhập phụ trách hai thôn sẽ vất vả hơn... 

Trong thời gian tới, mặc dù còn nhiều việc phải làm nhưng đó là những kết quả đáng ghi nhận của tỉnh Hòa Bình để hướng tới thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.


Những thành tựu nổi bật của tỉnh trong nhiệm kỳ 2015 - 2020

- Thực hiện tốt việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh: Toàn tỉnh giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện; giảm 59 trong số 210 bằng 28,1% đơn vị hành chính cấp xã (đứng đầu cả nước về tỷ lệ giảm đơn vị hành chính cấp xã); giảm 248 đơn vị sự nghiệp công lập, 576 thôn, xóm, tổ dân phố, 2.304 người hoạt động không chuyên trách và 2.880 tổ chức đoàn thể ở thôn, xóm, tổ dân phố.

- Mo Mường và nghệ thuật Chiêng Mường được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; Mo Mường Hòa Bình được Chính phủ lập hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hoàn thành việc xây dựng bộ chữ Mường, bộ tài liệu dạy và học chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình; lần đầu tiên người Mường tỉnh Hòa Bình có bộ chữ viết chính thức. 

- Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 59 trong số 131 xã về đích nông thôn mới (đạt 45%), hai trong số 10 đơn vị cấp huyện (thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hoàn thành trước một năm thực hiện nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (đứng thứ ba các tỉnh trung du và miền núi phía bắc; đứng đầu các tỉnh Tây Bắc).

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 63,8 triệu đồng, tăng 1,6 lần so với năm 2015, cao hơn trung bình vùng trung du và miền núi phía bắc và bằng khoảng 92% GDP bình quân đầu người của cả nước. Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng cao, bình quân 28,5%/năm. Kim ngạch xuất khẩu bình quân hằng năm tăng 26,3% (năm 2015 là 282,5 triệu USD, năm 2019 là 790,84 triệu USD).

- Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa an toàn, nâng cao giá trị, phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,1%/năm; chuẩn hóa 50 sản phẩm lợi thế của tỉnh đạt tiêu chuẩn ba sao và bốn sao theo Chương trình OCOP, 24 sản phẩm đặc sản của địa phương được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. 

- Cơ sở hạ tầng xã hội như: điện, trường học, trạm y tế, bệnh viện được quan tâm xây dựng ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. 100% xã có đường giao thông đến trung tâm. Nhiều tuyến giao thông trọng điểm đã và đang được đầu tư xây dựng: Hoàn thành tuyến đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình, hoàn thành cầu Hòa Bình 3 và đang thi công cầu Hòa Bình 2 qua sông Đà.


BÙI VĂN TỈNH

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình

 
 


Theo Nhandan.com.vn


Các tin khác


Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hôm nay, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954  - 7/5/2024).

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”

Tối 6/5, Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử” diễn ra đầy ý nghĩa và hào hùng tại Quảng trường 7/5 (TP. Điện Biên Phủ). Đồng thời chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam).

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sébastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 5/5/2024, Cầu truyền hình đặc biệt "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) do Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện tại 5 điểm cầu, trong đó sân khấu chính là Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi D1, thành phố Điện Biên, tỉnh Điện Biên; 4 điểm cầu còn lại gồm: Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Quảng trường Lam Sơn (TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Nhà rông Kon Klor (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).

Tây Ninh công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chiều 5.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục