Quốc hội đồng ý phân bổ 13.369,468 tỷ đồng số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, 25.995,167 tỷ đồng số vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện các dự án đủ thủ tục đầu tư.


Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ vốn Chương trình phục hồi, Chương trình mục tiêu quốc gia trong phiên họp sáng 22/6. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Sáng 22/6, với 476/482 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 96,36% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia.

Tăng cường kỷ cương tài chính ngân sách, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan

Quốc hội nhất trí phân bổ 13.369,468 tỷ đồng số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện các dự án đủ thủ tục đầu tư, đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; không thực hiện phân bổ đối với 509,217 tỷ đồng vốn còn lại của Chương trình.

Đồng thời, giao Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, giao kế hoạch vốn cho các dự án theo đúng quy định của Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Luật Đầu tư công.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng quyết nghị phân bổ 1.208,188 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương năm 2023 của các Chương trình mục tiêu quốc gia cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.


Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Trong đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 183,188 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 1.025 tỷ đồng để thực hiện Chương trình đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở vùng khó khăn.

Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách; nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư dẫn đến chậm báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về phương án phân bổ số vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thực hiện Chương trình, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn, bảo đảm quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng pháp luật, đúng mục đích, đạt hiệu quả.

Phân bổ, điều chỉnh hàng chục nghìn tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương

Cũng theo Nghị quyết, Quốc hội nhất trí phân bổ 444,407 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 còn lại của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Phân bổ 25.995,167 tỷ đồng số vốn còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; giao Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, giao kế hoạch vốn cho các nhiệm vụ, dự án đủ thủ tục đầu tư, đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đối với 62.364,060 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo Nghị quyết số 29/2021/QH15, Quốc hội giao Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rà soát, giao kế hoạch vốn cho các nhiệm vụ, dự án đủ thủ tục đầu tư đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.


Kết quả biểu quyết thông qua Nghị quyết. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Bên cạnh đó, Quốc hội điều chỉnh giảm 24.594,3 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 đã phân bổ cho Bộ Giao thông vận tải để điều chỉnh tăng tương ứng kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương.

Cụ thể, Khánh Hòa: 1.845 tỷ đồng; Đắk Lắk: 1.641 tỷ đồng; Đồng Nai: 1.436 tỷ đồng; Bà Rịa-Vũng Tàu: 1.976 tỷ đồng; Tiền Giang: 872 tỷ đồng; Cần Thơ: 3.250 tỷ đồng; Hậu Giang: 3.466 tỷ đồng; Sóc Trăng: 3.769,5 tỷ đồng; An Giang: 4.928 tỷ đồng; Đồng Tháp: 1.410,8 tỷ đồng.

Đối với 53.049,202 tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 đến nay chưa phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, Quốc hội quyết nghị đưa vào dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025.

Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục, phê duyệt chủ trương đầu tư các nhiệm vụ, dự án với số vốn 15.746,187 tỷ đồng. Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định chậm nhất tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội thì báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho các nhiệm vụ, dự án đã đủ thủ tục đầu tư, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất.

Đối với số vốn 37.303,015 tỷ đồng, Quốc hội cho phép tiếp tục rà soát, đề xuất các nhiệm vụ, dự án. Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến để hoàn thiện thủ tục đầu tư, phê duyệt chủ trương đầu tư, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc sử dụng số vốn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 theo quy định tại khoản 6 Điều 51 Luật Đầu tư công.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Phát huy truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh toàn diện

                         Đại tá ĐINH ĐÌNH TRƯỜNG
 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh 

 Vào hồi 11h30 ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, non sông thống nhất, kết thúc vẻ vang chặng đường 21 năm (1954 - 1975) kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian lao và anh dũng của dân tộc ta.

Hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: An Giang cần tranh thủ các nguồn lực để phát triển

Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Hòa Bình - Hà Nội: Thúc đẩy kết nối tạo ra sản phẩm, giá trị mới

Là 2 địa phương tiếp giáp, nhiều năm nay, tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội có nhiều hoạt hoạt hợp tác, kết nối thực chất và ngày càng hiệu quả triển nhiều lĩnh vực.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi chức Chủ tịch Quốc hội

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội.

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thăm và làm việc tại Hòa Bình

Ngày 26/4, đoàn công tác Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sandeep Arya làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình. Tiếp, làm việc với ngài đại sứ và đoàn công tác có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục