(HBĐT) - Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là bài toán nan giải của không chỉ riêng tỉnh ta. Tình trạng lao động nông thôn thiếu việc làm, không đủ kỹ năng đáp ứng yêu cầu làm việc tại các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp ngày càng căng thẳng đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Tỉnh chú trọng hỗ trợ các nghề truyền thống tạo việc làm, thu nhập cho lao động nông thôn.
Những năm qua, tỉnh ta có nhiều chủ trương, giải pháp từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển KT-XH. Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được quan tâm. Hàng năm có khoảng 16.000 lao động được giải quyết việc làm. Tỷ lệ học viên, học sinh, sinh viên được giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 80%...
Dù đạt được kết quả đáng kể trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, song vẫn còn nhiều khó khăn, áp lực. Đến năm 2021, dân số trung bình của tỉnh là 871.724 người, dân số nam 438.650 người, chiếm 50,25%, dân số nữ 433.074 người, chiếm 49,68%; dân số khu vực thành thị (gồm phường, thị trấn) 221.383 người, chiếm 25,40%; dân số khu vực nông thôn 650.341 người, chiếm 74,60% trên tổng dân số. Nguồn lực lao động là 530.065 người, chiếm 60,80% so với dân số từ 15 tuổi trở lên. Mặc dù có sự tăng lên đáng kể của lực lượng lao động thuộc khu vực thành thị trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn 78,29% lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn. Lực lượng lao động ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 52,8%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 23,3%, ngành dịch vụ chiếm 23,9%. Qua đó cho thấy, cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng tích cực, số lao động làm việc trong ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm dần và các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên.
Bên cạnh đó, công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động của tỉnh còn những hạn chế như: Lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch kinh tế cũng như yêu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Công nhân kỹ thuật không có bằng cấp còn nhiều. Ý thức của người lao động trong chấp hành nội quy, tác phong lao động chưa chuyên nghiệp. Thị trường lao động thiếu nhiều lao động chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt là lao động chất lượng cao, trong khi lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, năng suất lao động nhìn chung còn thấp so với bình quân chung cả nước. Thông tin thị trường, quản lý lao động chưa sát với tình hình thực tế sử dụng và quản lý lao động. Kết quả điều tra cung - cầu lao động mới chỉ đáp ứng yêu cầu của Trung ương, chưa phục vụ được nhu cầu của địa phương. Sàn giao dịch việc làm trung tâm và các sàn giao dịch việc làm vệ tinh thuộc trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh đã đi vào hoạt động, tuy nhiên hiệu quả chưa cao và chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Có thể nói, áp lực giải quyết việc làm ở nông thôn ngày càng gia tăng dẫn đến nhiều lao động phải di chuyển ra thành phố, các khu công nghiệp hoặc ra nước ngoài tìm kiếm việc làm; tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm cho lao động trở thành vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương và thực tế đang phát sinh những vấn đề xã hội.
Để giải quyết những hạn chế trên, các chuyên gia cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế, chính sách, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đẩy mạnh liên kết, phối hợp giữa chính quyền, cơ sở đào tạo với doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả chính sách vay vốn cho người lao động học nghề… Trong đó cần xây dựng chiến lược phát triển nhân lực nông thôn, tạo cơ sở để triển khai tốt các chính sách với mục tiêu thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển theo định hướng của Nhà nước. Các doanh nghiệp có trách nhiệm đưa ra nhu cầu, kế hoạch về sử dụng lao động và tham gia vào quá trình đào tạo. Đa dạng các hoạt động đào tạo chuyên môn nghề nghiệp, chuyển giao kiến thức, kỹ năng làm việc cho lao động nông thôn theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế; có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, chương trình tự tạo việc làm cho thanh niên nông thôn; chương trình đào tạo cho phụ nữ và thanh thiếu niên vùng nông thôn... Quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo ngành NN&PTNT. Đổi mới công tác quản lý đào tạo nhân lực đi đôi với đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng nhân lực sau đào tạo. Đặc biệt cần thu hút các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh về các địa phương, tổ chức liên kết với doanh nghiệp để đào tạo lao động nông thôn; mở rộng các hình thức đào tạo nghề nghiệp do các làng nghề tổ chức, các nghệ nhân hướng dẫn, trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho lao động nông thôn để người dân yên tâm ở lại địa phương.
L.C
Theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, ngày 29/5 Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
(HBĐT) - Sáng 28/5 (tức ngày 10/4 Quý Mão), tại chùa Phật Quang - Hòa Bình, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 – Dương lịch năm 2023. Dự đại lễ có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, nguyên Uỷ viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo tăng ni, phật tử.
(HBĐT) - Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, chiều 27/5, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tham gia thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
(HBĐT) - Hà Giang đang là điểm hẹn của bao du khách gần xa. Miền đất văn hóa, miền đất lịch sử… với nhiều điểm đến ấn tượng, độc đáo, đặc sắc khó quên. Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Vị Xuyên (thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên) là một trong những "địa chỉ đỏ” của du khách khi đến Hà Giang. Mới đây, được tham gia cuộc thỉnh chuông tại khu nghĩa trang trong một sáng yên lành là một kỷ niệm đặc biệt trong hành trình về miền biên viễn này. Tiếng cán bộ quản lý nghĩa trang, tiếng 9 tiếng chuông ngân xa, ngân xa về miền xa thẳm khiến mỗi thành viên trong đoàn rưng rưng xúc động, chung cảm nghĩ lớn lao về những hy sinh của bao liệt sỹ đã ngã xuống nơi biên cương Tổ quốc.
(HBĐT) - Ngày 11/5/1947, Chi bộ Nật Sơn được thành lập tại ngôi nhà sàn của gia đình ông Bùi Văn Xe, xóm Trám, xã Nật Sơn, châu Lương Sơn (nay là xóm Hồi Trám, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi). Đây là Chi bộ Đảng nông thôn đầu tiên của châu Lương Sơn lúc bấy giờ; là sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với phong trào đấu tranh cách mạng của xã Nật Sơn nói riêng và của huyện nói chung.
(HBĐT) - Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Luật số 49/2019/QH14) có hiệu lực 01/7/2020. Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13), có hiệu lực từ ngày 01/1/2015 và được sửa đổi, bổ sung bằng Luật số 51/2019/QH14, có hiệu lực từ ngày 01-07-2020. Kể từ khi Luật có hiệu lực, là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xuất nhập cảnh, đồng thời góp phần quan trọng vào bảo vệ ANQG, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Các nội dung của Luật đã quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện, qua đó được mọi tổ chức, cá nhân đón nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, đến nay có một số nội dung của 2 Luật trên cần phải sửa đổi, điều chỉnh phù hợp với các quy định mới, cũng như trước yêu cầu đòi hỏi của tình hình mới hiện nay.