Bộ phận “một cửa” UBND thành phố Hòa Bình được đầu tư cơ sở vật chất,  từng bước đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

Bộ phận “một cửa” UBND thành phố Hòa Bình được đầu tư cơ sở vật chất, từng bước đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

(HBĐT) - Năm 2015, tỉnh ta đứng thứ 46/63 tỉnh, thành phố trong bảng xếp hạnh chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Dù giảm 2 bậc so với năm trước song vẫn nằm trong tốp khá. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo triển khai giải pháp khắc phục những yếu kém trong các chỉ số PCI thành phần, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, hướng tới mục tiêu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh.

 

So với các tỉnh, thành phố khác, các chỉ số PCI thành phần của tỉnh cụ thể như sau: Chi phí gia nhập thị trường xếp thứ 26, tiếp cận đất đai 51, tính minh bạch 23, chi phí thời gian 62, chi phí không chính thức 43, cạnh tranh bình đẳng 48, tính năng động 42, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 6, tỷ lệ lao động 44, thiết chế pháp lý 48. Như vậy các chỉ số chi phí thời gian, tiếp cận đất đai, cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý là chỉ số chưa được cải thiện nhiều.  

Một số chỉ số PCI thành phần cải thiện mạnh như chi phí gia nhập thị trường tăng 31 bậc so với năm trước, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp tăng 49 bậc, tính năng động tăng 16 bậc... Theo báo cáo của Sở kh&đt, kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam đối với tỉnh Hòa Bình cho thấy, sau khi đăng ký kinh doanh còn tới 10,5% doanh nghiệp phải hoàn thành các thủ tục như giấy phép, điều kiện kinh doanh mất hơn 1 tháng mới có thể bắt đầu hoạt động, cá biệt có doanh nghiệp phải mất 3 tháng. Sự tồn tại của các điều kiện kinh doanh, giấy phép con cản trở tới thời gian khởi sự doanh nghiệp. 

Dù hoạt động của bộ phận “một cửa” có cải thiện, tuy nhiên vẫn còn cán bộ có trình độ chuyên môn hạn chế thiếu tính thân thiện và nhiệt tình. Cơ sở vật chất ở một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ tổ chức, công dân. Đối với tính minh bạch việc tiếp cận các tài liệu về quy hoạch và các tài liệu pháp lý vẫn chủ yếu thông qua các mối quan hệ. Gần 60% doanh nghiệp phản ánh bị nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục hành chính của Nhà nước, chủ yếu trong lĩnh vực thủ tục đấu thầu, xây dựng, đấu thầu thẩm định dự án. Đa số các doanh nghiệp chấp nhận bỏ ra những khoản chi phí không chính thức để mong muốn đạt được công việc hiệu quả... 

Theo đánh giá của cơ quan thường trực PCI tỉnh: Trong bối cảnh chỉ số PCI được xem là  “cuộc đua” giữa các tỉnh, thành phố thì chỉ số PCI của tỉnh đã cải thiện, song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo các thành viên BCĐ PCI, các sở, ngành chức năng và các huyện, thành phố thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, phấn đấu cải thiện các chỉ số thành phần đạt mức xếp vào nhóm khá trong cả nước. Cụ thể là thực hiện tốt Nghị quyết số 19 -2016/NQ-CP, ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu cải thiện  môi trường kinh doanh, nâng cao  năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Thông qua chỉ số PCI năm 2015, tiếp tục cải thiện và duy trì các điểm số đạt thứ hạng cao. Đồng thời kiên quyết khắc phục các chỉ số còn yếu kém như: tiếp cận đất đai, cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý, trong đó chỉ số tiếp cận đất đai phải được quan tâm chỉ đạo hàng đầu. Xây dựng bộ máy chính quyền theo hướng thân thiện, chuyên nghiệp, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận các cơ hội kinh doanh, phát triển kinh tế. Công khai, minh bạch, hướng dẫn rõ ràng 100% quyết định, chính sách, các thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp trên các trang thông tin điện tử. Tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xử lý nghiêm người đứng đầu, cán bộ, công chức thực hiện không đúng quy định pháp luật để doanh nghiệp và người dân bức xúc, gắn với công tác bổ nhiệm, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác việc làm trong cơ quan, đơn vị. Thường xuyên tổ chức đối thoại, họp báo định kỳ để cơ quan báo chí có cơ hội tiếp cận thông tin và đăng tải thông tin các lĩnh vực như: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; các chính sách, pháp luật của Nhà nước mới ban hành, các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH địa phương. Nâng cao vai trò của tổ chức hội doanh nghiệp trong việc phối hợp với cơ quan QLNN giải quyết những kiến nghị, đề xuất chính đáng, tạo điều kiện cho cộng đồng doanh nghiệp tỉnh tháo gỡ khó khăn, phát triển lành mạnh.

 

 

                                                         Lê Chung

 

Các tin khác


Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục