(HBĐT) - Thứ hai: Thẩm quyền và trình tự, thủ tục xử phạt hành chính trong lĩnh vực KBNN: Thẩm quyền lập biên bản xử phạt bao gồm: Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố; thanh tra chuyên ngành và công chức Kho bạc Nhà nước được giao nhiệm vụ kiểm soát chi.

 

Cán bộ kiểm soát chi khi nhận hồ sơ, chứng từ từ khách hàng phải trực tiếp kiểm soát ngay hồ sơ và thông báo kết quả cho khách hàng biết là hồ sơ, chứng từ đảm bảo, không có vi phạm thì tiến hành các bước tiếp theo. Trong trường hợp phát hiện vi phạm thì tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm hành chính:  

- Đối với trường hợp thông thường, người ra quyết định xử phạt hành chính trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm.  

- Đối với trường hợp phức tạp thì thời hạn người ra quyết định xử phạt hành chính tối đa 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm.

 Thứ ba: Đối với hoạt động nội bộ KBNN: 

 

Nghị định số 192/2013/ NĐ-CP có nội dung điều chỉnh về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, như vậy, các đơn vị KBNN và cán bộ, công chức KBNN cũng là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính (trường hợp có hành vi vi phạm), trong đó, thẩm quyền xử phạt thuộc các cơ quan chức năng của Thanh tra Chính phủ, UBND các cấp, thanh tra bộ, ngành T.ư và thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước.  

Thứ tư: Trên cơ sở trao đổi về các văn bản hướng dẫn luật, xử lý vi phạm hành chính, các văn bản pháp quy liên quan đến Nghị định số 192/2013/NĐ-CP và Thông tư số 54/2014/TT-BTC các đơn vi dự toán, các đơn vị chủ đầu tư, KBNN tổ chức triển khai thực hiện thành công nhằm mang lại lợi ích về nhiều mặt cho công tác quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.  

Chủ trương của Chính phủ là đúng đắn, mang lại lợi ích về nhiều mặt, ràng buộc về mặt pháp lý đối với cán bộ, công chức ngành Kho bạc thực hiện nhiệm vụ xử phạt, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ đối với cán bộ làm công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị thụ hưởng NSNN, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chi tiêu đúng chế độ, hạn chế tình trạng lãng phí, tiêu cực góp phần tiết kiệm NSNN nhằm tăng cường nguồn lực tài chính cho nền kinh tế quốc dân.

 

                                                       Nguyễn Thế Dũng 

                                   (Trưởng phòng Kiểm soát chi, KBNN tỉnh)

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục