Eo nước hồ sông Đà được người dân xã Phúc Sạn (Mai Châu) phát triển nghề nuôi cá lồng.

Eo nước hồ sông Đà được người dân xã Phúc Sạn (Mai Châu) phát triển nghề nuôi cá lồng.

(HBĐT) - Trong vòng 4 ngày đầu tuần tháng 7/2016, tại các xóm Bãi Sang, Phúc, Gò Mu của xã Phúc Sạn (Mai Châu) xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, khoảng 1,082 tấn, chủ yếu là cá có giá trị cao như chiên, bỗng và trắm, tổng giá trị thiệt hại trên 360 triệu đồng. Chi cục Thủy sản đã tổ chức lấy mẫu nước và mẫu cá chiên, bỗng, trắm cỏ và cá rô phi nuôi lồng tại xã Phúc Sạn gửi về Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc để phân tích, kiểm tra.

 

Theo đó xác định: Hiện tượng cá chết tại xã Phúc Sạn chủ yếu là do điều kiện môi trường nuôi bất lợi. Thời tiết nắng kéo dài, biên độ giao động nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, mực nước hồ xuống thấp, nước hồ đục, hàm lượng phù sa trên hồ lớn bám vào mang cá làm cản trở quá trình hô hấp, dẫn đến cá thiếu ô xi và chết. Ngành chức năng đang xem xét để thực hiện cơ chế hỗ trợ nông dân.

 

Theo Chi cục Thủy sản, hàng năm hiện tượng cá chết do môi trường thay đổi vẫn diễn ra, tập trung từ tháng 5-10, nhất là bắt đầu có lũ tiểu mãn, nước hồ đục, có nhiều phù sa. Hiện tượng cá chết rải rác ở các hộ nuôi cá lồng thuộc các xã Tiền Phong, Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn...

 

Để bảo vệ nghề nuôi trồng thủy sản, giảm thiệt hại do cá chết, Chi cục đã khuyến cáo người nuôi cá thực hiện những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và ảnh hưởng của môi trường làm cá chết. Đối với các lồng đang nuôi có hiện tượng cá chết, Chi cục đã cấp phát chế phẩm viên treo lồng tan chậm VICATO 200 g cải thiện môi trường trong lồng và diệt khuẩn cho các hộ nuôi cá tại xã Phúc Sạn. Các hộ nuôi cần đặt máy bơm nước hoặc máy sục khí, đưa lồng đến những nơi có dòng chảy mạnh giúp tăng hàm lượng ô xi trong nước. Khi cá đạt kích thước thương phẩm cần khẩn trương thu hoạch. Những hộ có ao nuôi nên chuyển cá từ lồng lên ao nuôi hoặc kéo lồng xa bờ.

Chi cục Thủy sản cũng khuyến cáo các địa phương và các hộ dân nuôi cá thường xuyên kiểm tra các yếu tố về môi trường như ô xi, PH, H2S. Nếu thấy môi trường nước đục, cá kém ăn, bơi lội chậm chạp cần cung cấp ô xi ngay bằng cách sử dụng máy bơm nước, máy quạt nước hoặc sục khí. Sử dụng các loại chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng cho nuôi thủy sản để xử lý môi trường trong lồng nuôi, ao nuôi như viên treo lồng tan chậm VICATO 200 gam, 02 Marine, HTS- Oxy Tagen Bean. Tăng cường cho cá ăn đầy đủ, đúng liều lượng với các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao và bổ sung vitamin tổng hợp vào thức ăn cho cá với liều lượng 2 g/kg thức ăn trong vòng 7 ngày. Trong quá trình nuôi thường xuyên vệ sinh lồng, lưới để luôn được thông thoáng, không xả rác thức ăn ôi thiu, nấm mốc xuống khu vực lồng bè và môi trường xung quanh.

 

Chi cục cũng khuyến cáo, trong mùa mưa bão, các hộ cần gia cố lồng nuôi cá vững chắc. Đối với lồng bè đặt thành từng cụm thì các cụm lồng bè khi đặt song song phải cách nhau tối thiểu 10 m. Đối với ao, hồ, đầm đang nuôi cá cần duy trì mực nước tối thiểu từ 1,2 m, kiểm tra, tu sửa đập tràn, khu vực xung yếu, hoặc giăng lưới quanh bờ, chống thất thoát cá khi nước tràn. Bảo đảm mức nước hồ, ao ổn định và định kỳ bón vôi cải thiện môi trường ao nuôi 2 lần/tháng với liều lượng 1-3 kg/100 m3 nước.

 

Toàn tỉnh có 2750 ha nuôi trồng thủy sản, 3100 lồng cá các loại, trong đó có 850 lồng nuôi cá được đóng mới, chủ yếu trên lòng hồ Hòa Bình và hạ lưu sông Đà. Sản lượng thu hoạch cá 6 tháng đầu năm 2016 là 3458 tấn, trong đó, sản lượng nuôi là 2701 tấn, khai thác 757 tấn. Các loại cá nuôi truyền thống là mè, trắm, trôi, rô phi, chép. Nhiều tổ chức, cá nhân đã nuôi cá đặc sản có giá trị cao như cá chiên, lăng, ngạnh, vược...

 

                                                                                  Lê Chung

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục