(HBĐT) - Đà Bắc thuộc diện huyện nghèo theo Quyết định số 293/QĐ-TTg của Chính phủ. Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có tới 14 xã thuộc khu vực III, 5 xã khu vực II. Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 46,14% tỷ trọng; hơn 80% dân số sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 chiếm 66,68%. Cùng đó, việc áp dụng tiêu chí nghèo đa chiều dẫn đến số lượng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể.

 

Người dân xã Hào Lý (Đà Bắc) chuyển đổi đất trồng cây có năng suất kém

 sang sản xuất, chế biến nguyên liệu.

 

 

Chính vì vậy, công cuộc xoá đói, giảm nghèo, cải thiện mức sống người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Đà Bắc. Hàng năm, các nguồn lực từ Nhà nước đã và đang đầu tư trên nhiều mặt từ hạ tầng đến đời sống dân sinh, giúp người dân trong huyện có điều kiện sống tốt hơn cũng như từng bước phát triển kinh tế bền vững.

 

Trung tuần tháng 11, tại xã Tu Lý diễn ra Lễ khởi công dự án Phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc. Dự án được khởi công trong sự vui mừng, phấn khởi của đông đảo người dân đến chứng kiến. Dự án với 92 công trình về giao thông, thủy lợi, trạm y tế, trường học được đầu tư xây dựng tại 10 xã, thị trấn của huyện, bao gồm: Toàn Sơn, Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Cao Sơn, Tân Minh, Tân Pheo, Mường Chiềng, Tu Lý và thị trấn Đà Bắc. Tổng mức đầu tư cho dự án là 411 tỷ đồng.

 

Trao đổi vấn đề này với đồng chí Xa Hữu Ban, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đà Bắc được biết: Trong nhiều năm qua, người dân diện hộ nghèo trên địa bàn được hưởng một số chính sách ưu đãi tín dụng; mua BHYT; hỗ trợ về giáo dục, nước sinh hoạt; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; hỗ trợ nhà ở; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ tiền điện; hỗ trợ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi... tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

 

Bên cạnh đó, huyện đã tranh thủ sự giúp đỡ từ các cấp, ngành, trong đó, phát huy các chương trình, dự án như ổn định dân cư, phát triển KT-XH 15 xã thuộc vùng chuyển dân lòng hồ qua các giai đoạn; Dự án giảm nghèo, Chương trình 135, Dự án đa mục tiêu Đà Bắc cùng các dự án hỗ trợ và phát triển sản xuất. Nhờ đó, kết cấu hạ tầng của huyện phát triển đáng kể. Đường giao thông đến tất cả các xã, mở ra cơ hội giao lưu hàng hóa, cải thiện dân sinh. Hệ thống trường, lớp học từng bước được cứng hóa đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập.

 

Trên thực tế, trong những năm qua, huyện Đà Bắc có nhiều chương trình nhằm đa dạng hóa cơ hội liên kết thị trường và hỗ trợ SX-KD, tạo ra môi trường sản xuất mới cho người nghèo. Đồng thời đưa một số loại cây trồng có hiệu quả kinh tế vào sản xuất. Song song với đó, huyện tạo ra mối liên kết doanh nghiệp với dự án và người dân; đảm bảo đầu ra sản phẩm nông sản cho nông dân ổn định, an toàn và bền vững.

 

Nhiều hộ dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực tham gia các mô hình liên kết thị trường như: trồng gừng tại xã Đồng Chum và một số dự án sinh kế, nuôi trâu, bò, lợn bản địa, cá lồng tại các xã lòng hồ... Một số mô hình tiểu Dự án giảm nghèo hiệu quả như nuôi lợn sinh sản tại xã Cao Sơn, nuôi dê tại xã Trung Thành, nuôi cá lồng tại xã Vầy Nưa và xã Tiền Phong.

 

Có thể nói, công tác giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và trình độ phát triển KT-XH giữa các vùng. Một trong những mục tiêu lớn của huyện Đà Bắc trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là tăng dần sự chủ động tiếp cận các chính sách về giảm nghèo đối với người nghèo, nhất là tiếp cận vốn vay để sản xuất, phát huy tính tự lực, chủ động tiếp cận các dịch vụ xã hội, tránh việc hộ nghèo có tâm lý ỷ lại.

 

Huyện Đà Bắc đang đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo; nhân rộng những kinh nghiệm, mô hình xóa đói, giảm nghèo thành công; phát hiện, phản ánh những tập thể, đơn vị, cá nhân và hộ gia đình điển hình, tiên tiến… Từ đó nâng cao nhận thức cho các cấp, ngành và toàn xã hội về chế độ, chính sách giảm nghèo; động viên, khích lệ ý chí khắc phục khó khăn, tinh thần vươn lên làm giàu chính đáng của người dân.

 

 

 

                                                           Hồng Trung

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục