Ngày 30-11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt Đoàn đại biểu 88 doanh nghiệp (DN) đạt Thương hiệu quốc gia năm 2016. Dự buổi gặp mặt có Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, Chủ tịch Hội đồng Thương hiệu quốc gia.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các đại biểu doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia năm 2016. Ảnh: NHAN SÁNG (TTXVN)

Chương trình Thương hiệu quốc gia do Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Bộ Công thương phối hợp các bộ, ngành, địa phương tổ chức hai năm một lần. Năm 2016 có 88 DN đạt Thương hiệu quốc gia. Dù còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các DN đạt Thương hiệu quốc gia đã nỗ lực vươn lên, phát huy tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội, từng bước nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu DN, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa chất lượng cao, giá thành hợp lý, cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài; tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, duy trì tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận, giữ vững được thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2015, tổng doanh thu của các DN đạt Thương hiệu quốc gia là hơn 662 nghìn tỷ đồng, giá trị xuất khẩu hơn hai tỷ USD; tạo việc làm cho hơn 500 nghìn lao động; đóng góp gần 1.800 tỷ đồng cho công tác bảo đảm an sinh xã hội...

Phát biểu ý kiến tại buổi gặp mặt, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương, chúc mừng những thành tích, đóng góp của các DN đạt Thương hiệu quốc gia cũng như của cộng đồng DN, doanh nhân cả nước; đánh giá cao Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Bộ Công thương, các bộ, ngành, địa phương, Ban Thư ký Chương trình đã tích cực chỉ đạo triển khai và đạt được những kết quả quan trọng trong hoạt động xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua Chương trình Thương hiệu quốc gia.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia trên thế giới đều mong muốn khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh, qua đó thu hút tối đa các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Hội nhập quốc tế và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ở mức độ tự do hóa sâu rộng với các đối tác thương mại hàng đầu thế giới đã mở ra không gian phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức đan xen. Trong bối cảnh đó, các DN đạt Thương hiệu quốc gia cần tiếp tục tích cực triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, bám sát các mục tiêu và giá trị mà Chương trình Thương hiệu quốc gia đang hướng tới, đó là: Bảo đảm uy tín, chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống sản xuất, kinh doanh tiên tiến và năng lực tài chính lành mạnh. Không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Nỗ lực nâng cao vị thế cạnh tranh của DN ở trong nước và ngoài nước. Xây dựng Thương hiệu quốc gia cần đi đôi với việc bảo vệ Thương hiệu quốc gia, đấu tranh mạnh mẽ với việc làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Các DN có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm nay cần tăng cường liên kết, hợp tác với các nhà khoa học cũng như liên kết trong sản xuất, kinh doanh, giữ vững Thương hiệu quốc gia, hình thành chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước, khu vực và toàn cầu.

Ghi nhận và chia sẻ với những kiến nghị, đề xuất của các DN đạt Thương hiệu quốc gia, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Hội đồng Thương hiệu quốc gia, Bộ Công thương, các bộ, ngành liên quan nghiêm túc nghiên cứu các kiến nghị, đề xuất của các DN, chủ động tháo gỡ khó khăn, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh thuận lợi để hỗ trợ các DN nói chung và doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia nói riêng tiếp tục phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng hình ảnh Việt Nam với các giá trị “Chất lượng - Đổi mới - Sáng tạo - Năng lực tiên phong”.

Chủ tịch nước mong muốn và tin tưởng các DN đạt Thương hiệu quốc gia, cộng đồng DN, doanh nhân Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong hội nhập kinh tế quốc tế, xứng đáng là động lực quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.

 

                                                             TheoNhandan

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục