(HBĐT) - Mô hình được Hội Phụ nữ xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) triển khai kể từ năm 2015 đến nay. Mô hình thực hiện theo phương pháp chăn nuôi lợn thịt khép kín, đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch cung ứng cho thị trường.

 

 

Mô hình nuôi lợn sạch, an toàn, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình bà Đinh Thị Hòa, thôn Bưa Cú, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy).

 

Hộ bà Đinh Thị Hòa ở thôn Bưa Cú là một trong những hội viên phụ nữ đi đầu trong sản xuất lợn sạch. Bắt đầu phát triển kinh tế từ chăn nuôi vào năm 2001, bà nuôi lợn theo mô hình truyền thống, tất cả các giống lợn được nuôi tập trung ở một chuồng, nhiều khi việc rửa dọn chuồng trại trở nên khó khăn, nguồn thức ăn cho vật nuôi bị lãng phí. Với những kinh nghiệm tích lũy được từ hơn 10 năm chăn nuôi lợn và kiến thức từ các lớp chuyển giao KH -KT, nhận thấy cần thay đổi mô hình chăn nuôi để có hiệu quả kinh tế và năng suất cao hơn nên cuối năm 2015, bà Hòa mạnh dạn xây mới khu chuồng trại rộng 80 m², có hệ thống bạt che chắn gió mùa đông. Khu chăn nuôi lợn nái, lợn thịt được tách riêng, chia thành các chuồng nhỏ kiên cố, nuôi theo lứa kết hợp với xây hệ thống bioga tận dụng phân thải làm khí đốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hàng ngày, quy trình chăn nuôi khép kín đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, bà còn kết hợp nấu rượu lấy bỗng và trồng ngô để làm thức ăn cho lợn.

 

Với hệ thống chuồng trại khoa học, hợp vệ sinh, năng suất chăn nuôi tăng đáng kể. Thay vì chỉ xuất chuồng 2 lứa mỗi năm như trước đây, hiện nay, gia đình bà Hòa xuất chuồng được 3 lứa, mỗi lứa khoảng 2 tấn lợn hơi. Lợn sạch lại rõ nguồn gốc, xuất xứ, con giống do gia đình tự sản xuất nên được thương lái nhiều nơi đến thu mua tại chuồng. Ngoài ra, bà Hòa còn chăn nuôi thêm lợn nái để cung cấp cho gia đình, vừa để bán giống cho bà con có nhu cầu. Mỗi năm, bà thu về trên 310 triệu đồng từ bán lợn, trừ vốn đầu tư ban đầu cũng được khoản lãi trên dưới trăm triệu đồng, chưa kể đến hàng năm gia đình bà tiết kiệm được một khoản khá nhờ tận dụng khí đốt từ nguồn phân thải. Với nguồn thu khá từ chăn nuôi, bà đã xây dựng được cơ ngơi khang trang, đời sống có phần dư dả để chu cấp cho 2 con học hành.

 

Chung cảnh ngộ với bà Hòa, nhiều hộ hội viên cũng học hỏi, chuyển đổi cơ sở chăn nuôi theo quy trình nuôi lợn khép kín, tách riêng khu chăn nuôi lợn thịt, lợn nái kết hợp xây hầm bioga và đạt hiệu quả kinh tế cao như hộ bà Bùi Thị Biên, Bùi Thị Hường ở thôn Bưa Cú.

 

Chủ tịch Hội PN xã Cố Nghĩa, Chu Thị Thu Hường đánh giá: Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho hội viên được xác định là 1 trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Nuôi lợn thịt công nghệ mới là mô hình khoa học, tiết kiệm được chi phí, hợp vệ sinh, cho hiệu quả kinh tế cao hơn, phù hợp với điều kiện nhiều hộ hội viên để XĐ -GN. Vì vậy, để mô hình phát triển và nhân rộng, Hội đã kết hợp với các Hội, trạm KN -KL đưa hội viên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chuyển giao KH -KT và nhận ủy thác tạo điều kiện để chị em được tiếp cận đồng vốn ngân hàng.

 

  Hiện nay, Hội PN xã Cố Nghĩa đã huy động được trên 50 triệu đồng vốn đóng góp từ  các hội viên và nhận ủy thác 3, 7 tỷ đồng từ Ngân hàng CSXH nhằm hỗ trợ chị em vay vốn làm kinh tỏ, góp phần XĐ -GN. Trong Hội có 45  hội viên phát triển kinh tế bằng chăn nuôi và 6 hộ đi đầu chuyển đổi mô hình chăn nuôi theo quy trình mới khoa học hơn góp phần giảm nghèo, tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2016, hội viên thuộc diện hộ nghèo của Hội giảm còn 86/941 hội viên (chiếm 7%).

 

 

                                                                                  Thu Hằng

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục