(HBĐT) - Tình hình thời tiết có dấu hiệu ấm lên, dự báo còn kéo dài trước, trong và sau Tết Nguyên đán Đinh Dậu. Người chăn nuôi nhờ đó bớt vất vả hơn trong phòng - chống đói, rét cho vật nuôi. Tuy nhiên, bà con lại thêm những lo ngại bởi trong điều kiện thời tiết ấm rất dễ phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

 

Vào khoảng đầu tháng 1, đàn gia súc của 3 xóm Tằm, Giằng và Sơn Lập, xã Cao Sơn (Đà Bắc) bị thiệt hại đáng kể. Tại xóm Tằm có 9 con trâu, xóm Giằng có 2 con trâu, xóm Sơn Lập có 2 con trâu bị chết do bệnh tụ huyết trùng. Đáng chú ý, 13 con gia súc thiệt hại chủ yếu mắc bệnh và chết trên rừng và phát hiện dịch bệnh muộn. Theo lãnh đạo địa phương, công tác tiêm phòng trên địa bàn tương đối đảm bảo nhưng còn một số xóm tỷ lệ tiêm phòng thấp, chưa bỏ tập quán thả rông. Chỉ đến khi xảy ra thiệt hại gia súc, một số hộ chăn nuôi ở xóm mới nháo nhào lùa trâu về chuồng, thực hiện các biện pháp phòng lây lan bệnh dịch bằng việc không xẻ thịt trâu chết để ăn, tiêm vắc xin bổ sung phòng bệnh cho tổng đàn.

 

Trong chăn nuôi, những diễn biến của thời tiết có tác động trực tiếp đến tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là ở vụ đông – xuân, các bệnh gia súc, gia cầm mà người chăn nuôi cần hết sức đề phòng là LMLM, tụ huyết trùng trâu, bò, lợn tai xanh, tả lợn, cúm gia cầm, niucaxtơn… Minh chứng cụ thể ở vụ đông - xuân các năm trước đây, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra dịch bệnh tai xanh với 180 con lợn bị ốm chết, trên 2.700 con gà, vịt bị ốm và phải tiêu hủy do mắc cúm gia cầm. Hàng năm, các ổ dịch LMLM, bệnh tụ huyết trùng trâu, bò vẫn bùng phát lẻ tẻ tại các huyện: Đà Bắc, Lạc Thủy, Tân Lạc, Mai Châu… Đặc biệt, đợt rét đậm, rét hại bất thường và đợt rét tăng cường đầu năm 2016 đã làm 2.230 con gia cầm, 1.468 con trâu bò, 212 con dê bị chết do đói, rét.

 

Hộ chăn nuôi xã ân Nghĩa (Lạc Sơn) quan tâm đi tiêm phòng vắc-xin tụ huyết trùng cho vật nuôi.

 

Theo đồng chí Lương Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, chăn nuôi của tỉnh đang phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và bền vững. Chính vì vậy, việc bảo vệ, phát triển đàn gia súc, giảm thiểu thiệt hại do đói, rét, dịch bệnh đòi hỏi sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và hộ chăn nuôi. Những năm gần đây, công tác phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm đã được nhiều địa phương coi trọng. Điển hình như các huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Cao Phong và thành phố Hòa Bình đã dành một phần kinh phí hỗ trợ vật tư, công tiêm vắc xin nhằm triển khai các đợt tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong nhân dân. Nhiều địa bàn cơ sở với tinh thần trách nhiệm cao của trưởng xóm, trưởng thôn đã tuyên truyền, vận động, đôn đốc hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp tiêm phòng định kỳ và bổ sung các loại vắc xin, tẩy ký sinh trùng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi… Các giải pháp phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm nhờ đó phát huy tác dụng.         

 

Hiện tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh có 6,6 triệu con. Trong đó, tổng đàn trâu 10.870 con, đàn bò 67.500 con, lợn 629.000 con, dê 30.400 con và gia cầm 5,7 triệu con. Đồng chí Chi cục Trưởng chi cục Chăn nuôi và Thú y lưu ý: Thời tiết có xu hướng ấm lên rất dễ bùng phát, lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm. Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch nhân lực, phương tiện, dụng cụ, hóa chất để phòng - chống dịch và ứng phó kịp thời khi có dịch xảy ra. Tuyên truyền thường xuyên, liên tục trong cộng đồng về sự nguy hiểm của bệnh gia súc, gia cầm. Đặc biệt dịp Tết, số lượng gia súc, gia cầm tiêu thụ và tái đàn tăng cao cần tăng cường kiểm soát vận chuyển và con giống để ngăn chặn nguy cơ mầm bệnh tồn tại, phát tán. Giám sát chặt chẽ các ổ dịch tại địa bàn có nguy cơ cao. Hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh hiệu quả, nhanh chóng khai báo cho chính quyền hoặc nhân viên thú y khi phát hiện vật nuôi chết bất thường.

                 

                                                                            Bùi Minh   

 

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục