(HBĐT) - Trước đây, nông dân huyện Lạc Sơn vẫn quen với lối canh tác truyền thống, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang nặng tính tự cấp, tự túc, ít áp dụng KH-KT và chỉ trồng một số loại cây bản địa có giá trị kinh tế thấp. Từ năm 2013, được sự tuyên truyền, vận động, tư vấn của đội ngũ cán bộ nông nghiệp và đảng viên, người dân huyện Lạc Sơn đã thay đổi rõ rệt nhận thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung vào xây dựng các mô hình mới để phát triển kinh tế gia đình.

 

Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên và nguồn vốn lồng ghép từ các dự án, bà con đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất đổi, xây dựng các mô hình trồng nhiều loại cây mới. Diện tích trồng cây bản địa có giá trị kinh tế thấp dần được thay thế bởi những cây có giá trị kinh tế cao như bí xanh, củ đậu, cây lấy hạt, mía tím, cam, trồng cỏ để chăn nuôi… Theo thống kê của phòng NN & PTNT, tổng diện tích chuyển đổi cây trồng của huyện năm 2013 đạt trên 650 ha. Trong đó, cây mướp đắng lấy hạt có diện tích trên 21 ha, bí đỏ lấy hạt trên 35 ha. Ngoài ra, cây cam và một số loại cây khác cho hiệu quả kinh tế cao cũng được huyện lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong giai đoạn 2013 – 2015, một số công ty, doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và đạt được những kết quả khả quan như: Công ty Tân Lộc Phát, Công ty Nhiệt đới và một số doanh nghiệp đã triển khai thực hiện trồng các loại cây bí xanh, bí đỏ, dưa lấy hạt tại các xã Tân Lập, Văn Nghĩa, Tuân Đạo... Bên cạnh đó, các công ty cũng hỗ trợ vốn và hướng dẫn áp dụng tiến bộ KHKT cho các hộ nông dân, giúp các hộ dần tiếp cận được với kỹ thuật và nâng cao thu nhập trên diện tích canh tác.

  Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, huyện Lạc Sơn đã phát triển diện tích trồng cam gần 370 ha. Ảnh: Nông dân xã Xuất Hóa chăm sóc vườn cam năm thứ nhất.

Sau giai đoạn đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất nông nghiệp huyện Lạc Sơn có nhiều thay đổi. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, giá trị trên 1 đơn vị diện tích canh tác được nâng lên rõ rệt.

Năm 2016, diện tích cây mướp đắng lấy hạt của huyện có 21,3 ha, sản lượng đạt 4,5 tấn/ha. Với mức giá bình quân 400.000 đồng/kg, sau khi trừ  các khoản chi phí, các hộ trồng mướp đắng thu được trên 160 triệu đồng/ha mỗi vụ thu hoạch. Diện tích bí đỏ lấy hạt có 51,2 ha. Bình quân mỗi năm sản lượng bí đỏ đạt 3,7 tạ/ha, giá bán ra thị trường luôn ở mức ổn định khoảng 300.000 đồng/kg, đem lại cho người nông dân lợi nhuận 125 triệu đồng/ha mỗi vụ.

Bên cạnh đó, diện tích trồng cam của huyện cũng được mở rộng. UBND huyện đã hỗ trợ bà con trồng 4 ha tại xã Tân Mỹ và 2 ha cam tại xã Chí Đạo với 10 hộ tham gia. Nhiều hộ đã tự bỏ vốn đầu tư để khôi phục diện tích trồng cam, nâng tổng diện tích trồng cây có múi lên trên 424 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Hương Nhượng, Vũ Lâm, ân Nghĩa, Văn Sơn, Tân Mỹ, trong đó, diện tích trồng cam gần 375 ha. Với giá thành và nguồn tiêu thụ luôn ổn định, diện tích gieo trồng tiếp tục được mở rộng, những hộ thoát nghèo, giàu lên nhờ trồng cây có múi trên địa bàn huyện Lạc Sơn ngày càng nhiều.  

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Lạc Sơn cho biết: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã mang lại nhiều kết quả khả quan, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Để góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế cho nhân dân, đồng thời bảo đảm thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, các ban, ngành của huyện phối hợp với doanh nghiệp và cán bộ cơ sở tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích bà con phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó, huyện cũng nỗ lực huy động mọi nguồn lực để nghiên cứu, hỗ trợ cho bà con mở rộng diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế và quy hoạch trồng thêm một số loại cây như rau muống, cải ngọt, cây dổi…  nhằm phát huy hết  tiềm năng, thế mạnh nông nghiệp của địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, tạo thêm việc làm cho lao động, đồng thời đưa nền nông nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng.     

                                                                               Thu Hằng

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục