(HBĐT) - Xây dựng các mô hình hỗ trợ theo hình thức nhóm hộ nhằm cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, giúp các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển các mô hình kinh tế cần sự đầu tư lớn như: nuôi dê sinh sản, bò lai Sind, gà thương phẩm… đó là cách làm mà một số xã đang thực hiện. Các nhóm hộ nuôi dê thương phẩm ở các xóm, xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thủy là ví dụ điển hình về cách giảm nghèo bền vững.

 

Với lợi thế về diện tích đồi, núi lại có nhân công, năm 2013, 14 hộ nghèo và hộ cận nghèo ở xóm Quyết Thắng, xã Lạc Lương (Yên Thủy) đã được Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện hỗ trợ 28 con dê giống phát triển chăn nuôi dê sinh sản. Để tiện cho việc chăm sóc và chăn nuôi đàn dê, các hộ đã thành lập 4 nhóm hộ cùng sở thích. Mỗi nhóm làm 1 chuồng nuôi nhốt, các gia đình thay phiên nhau chăm sóc và chăn thả đàn dê. Việc thành lập nhóm cùng sở thích  giúp các hộ trong nhóm có thể cùng chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi. Hộ có đất sẽ xây dựng chuồng trại, hộ có nhân công chăm sóc đàn dê và đặc biệt khi có dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm các hộ trong nhóm sẽ cùng nhau tìm ra phương pháp phòng - chống dịch bệnh. Nhờ cách làm này mà đàn dê của các nhóm hộ ở xóm Quyết Thắng, xã Lạc Lương phát triển tốt,  nhiều năm nay không bị dịch bệnh xảy ra. Năm 2015, các nhóm hộ đã có dê thương phẩm xuất bán. 

 

 

Đàn dê thương phẩm của nhóm hộ nghèo ở xóm Quyết Thắng, xã Lạc Lương (Yên Thủy) phát triển tốt, mang lại cơ hội giảm nghèo cho người dân.

 

Bà Bùi Thị Mẻo, trưởng nhóm hộ nuôi dê tại xóm  Quyết Thắng cho biết: Năm 2015, 2016, nhóm đã bán được 1,2 tấn dê thương phẩm. Mỗi hộ trong nhóm được 10,2 triệu đồng, trong 14 hộ đã có 3 hộ thoát được nghèo.

 

Cũng là 1 trong 6 xã đặc biệt khó khăn nằm trong Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện Yên Thủy, xã Đa Phúc cũng được huyện lựa chọn triển khai tiểu dự án nuôi dê thương phẩm thuộc nguồn vốn giảm nghèo giai đoạn 2. Theo đó, 17 hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc 3 nhóm cùng sở thích của xóm Heo được hỗ trợ 34 con dê giống, tương đương với 6 triệu đồng/hộ. Còn lại các hộ dân đóng góp 20% chi phí làm chuồng trại, thức ăn và chi phí đảm bảo môi trường xung quanh khu vực chuồng trại. Hiện đàn dê của các nhóm hộ xã Đa Phúc đã phát triển lên 46 con, nâng số đàn dê thương phẩm của xã lên trên 400 con, cung cấp nguồn thực phẩm cho các địa phương trong và ngoài tỉnh.

 

Đối việc nắm bắt kỹ thuật chăm sóc đàn dê, anh Bùi Văn Sân, xóm Heo, xã Đa Phúc chia sẻ: Nhóm sau khi thành lập giao cho 1 tổ có trách nhiệm tìm hiểu, nghiên cứu thông tin nuôi dê trên các phương tiện thông tin đại chúng để truyền đạt cho các hộ dân trong nhóm cùng biết và thực hiện. Do đó, đàn dê của nhóm phát triển tốt.

 

Với lợi thế về đồi, núi, huyện Yên Thủy phát triển mạnh đàn dê thương phẩm. Trong đó, dựa trên nguồn vốn  Nhà nước hỗ trợ, Dự án giảm nghèo giai đoạn 2, huyện đã hỗ trợ con giống cho các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số để các hộ dân phát triển chăn nuôi, cải thiện mức thu nhập. Đến nay, đàn dê của huyện lên gần 8.000 con, chiếm 26% đàn dê toàn tỉnh.

 

Theo đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy: Trong thời gian tới, dựa trên nhu cầu của người dân và điều kiện thực tế của các nhóm hộ, huyện chỉ đạo BQL Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 của huyện thực hiện liên kết đối tác sản xuất nuôi dê Bách Thảo. Kế hoạch đã được phê duyệt trên 1.000 con với tổng số tiền gần 7,5 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn Ngân hàng thế giới hỗ trợ gần 5 tỷ đồng, còn lại vốn do nhân dân đóng góp, vốn đối tác và vốn đối ứng của địa phương. Đồng thời huyện chỉ đạo các xã chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi cho người nông dân.

 

Chương trình hỗ trợ, liên kết sản xuất theo hình thức nhóm hộ có ý nghĩa quan trọng đối với cải thiện đời sống người dân, nhất là các hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy. Nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số được thụ hưởng nguồn hỗ trợ của Nhà nước có thể triển khai mô hình nuôi dê, gà thương phẩm, nuôi bò lai Sind... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng mức thu nhập bình quân của huyện lên 28,9 triệu đồng/người/năm/ 2017.

 

 

                                                                                     Hồng Len

                                                                               (Đài PT&TH tỉnh)

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục