(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH tỉnh đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chương trình phát triển KT - XH của địa phương để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, giúp nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách có cơ hội vươn lên thoát nghèo bền vững.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, hộ anh Nguyễn Văn Toàn, xóm Suối Sỏi, xã Tân Thành (Lương Sơn) đầu tư chăn nuôi và trồng cây có múi, nhờ đó đã thoát nghèo.

Không chỉ giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách, nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH còn đồng hành cùng thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp, giúp hàng nghìn thanh niên có cơ hội vượt khó, vươn lên và làm giàu chính đáng.
 
Là 1 trong 4 đơn vị thực hiện ủy thác vốn vay ưu đãi từ NHCSXH, đến nay, tổng dư nợ nhận ủy thác qua tổ chức Đoàn Thanh niên trong tỉnh đạt trên 612 tỷ đồng với 24.426 hộ được vay vốn ở 665 tổ TK&VV; tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,1% tổng dư nợ. Trong quá trình nhận ủy thác cho vay, tổ chức Đoàn các cấp đã thực hiện nghiêm túc các nội dung công việc được NHCSXH ủy thác. Nguồn vốn nhận ủy thác được quản lý tốt, bình xét cho vay đúng đối tượng, thành viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả.
 
Bí thư Tỉnh Đoàn Quách Thế Ngọc cho biết: "Tín dụng chính sách đã có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào thanh niên ở các địa phương, tạo sự gắn kết giữa thanh niên với tổ chức Đoàn. Trong quá trình thực hiện ủy thác vốn vay của NHCSXH, cán bộ Đoàn nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của thanh niên. Thanh niên có nhu cầu vay vốn được cán bộ Đoàn phối hợp cùng cán bộ ngân hàng tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ. Nhờ vậy đã thu hút thanh niên gắn kết với cơ sở Đoàn, qua đó đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên ngày càng đi vào thực chất...”.
 
Đoàn thanh niên các cấp đã chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở LĐ-TB&XH, các tổ chức kinh tế, các nhà khoa học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm tổ chức hàng trăm buổi tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ KHKT cho các hộ vay vốn. Ngoài ra, các cấp bộ Đoàn còn xây dựng mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả để tổ chức cho thanh niên thăm quan, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó đã tạo ra sự lan tỏa, khuyến khích hộ nghèo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, từng bước làm quen với sản xuất hàng hóa, sử dụng vốn đúng mục đích, nhiều hộ đạt mức thu nhập cao đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.
 
Tiêu biểu như hộ anh Bùi Văn Đạt, xóm Khả, xã Bắc Sơn (Kim Bôi) từ một thanh niên nghèo, năm 2015 được vay 12 triệu đồng từ chương trình NS&VSMT và 50 triệu đồng từ vốn vay 120 kênh Trung ương Đoàn, anh đã đầu tư trồng nấm, mộc nhĩ và làm công trình nước sạch cho gia đình. Sau 2 năm vay vốn, đến nay, gia đình đã có thu nhập ổn định và tạo việc làm cho nhiều ĐV-TN trong xã.
 
Hộ anh Chu Văn Tình, xóm Ao Trạch, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) năm 2012 được xét vay 50 triệu đồng để nuôi lợn nái và trồng bưởi, qua 3 năm, gia đình trả vốn, lãi đúng hạn. Đến nay, gia đình đã khá giả, tạo việc làm cho nhiều lao động trong xã, trong đó có thanh niên, mức lương từ 2,5-3 triệu đồng/tháng...
 
Có thể nói, nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH ủy thác qua tổ chức Đoàn đã góp phần giúp thanh niên có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và thực hiện có hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Tuy nhiên, cũng còn nhiều thanh niên gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Bởi các nguồn vốn ủy thác từ NHCSXH chủ yếu dành cho hộ nghèo, cận nghèo, còn hỗ trợ riêng cho thanh niên rất hạn chế. Hơn nữa, thông qua kênh vay vốn thanh niên, mỗi người chỉ được vay tối đa 20 - 30 triệu đồng. Muốn vay từ 50 triệu đồng trở lên, thanh niên phải có giấy phép kinh doanh, có tài sản bảo đảm thế chấp, chứng minh được tính khả quan từ mô hình kinh tế của mình... Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thành lập các mô hình, mở rộng quy mô, hạn chế hiệu quả trong SX-KD từ các mô hình của ĐV-TN...

 


                                                              Đinh Thắng

 


Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục