(HBĐT) - Là xã thuộc vùng 135 của huyện Kim Bôi, Lập Chiệng có 3 xóm là Lập, Chiệng, Khoáy. Trong những năm qua, được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước về cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đời sống của nhân dân đã có bước chuyển đáng kể, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới. Tuy nhiên, để nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo vẫn là bài toán nan giải đối với cán bộ và nhân dân nơi đây.


Cùng ông Bùi Văn Chiên, Trưởng xóm Chiệng, chúng tôi đến thăm gia đình anh Bùi Văn Giang là một trong những hộ cận nghèo của xóm. Anh Giang chia sẻ: Gia đình tôi có 6 khẩu chỉ có 1.000 m2 ruộng, một mảnh vườn nhỏ trồng rau, chăn nuôi thêm lợn, gà cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống thường ngày. Trong thời gian tới, các hộ dân mong muốn được tập huấn kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi để ứng dụng những giống mới vào sản xuất. Đặc biệt là xã tìm thêm nghề phụ để bà con làm thêm lúc nông nhàn, tăng thêm thu nhập cho gia đình. ông Trưởng xóm Bùi Văn Chiên tiếp lời: Đó cũng là vấn đề trăn trở của cấp ủy, chính quyền xã. Xóm Chiệng có 151 hộ, 706 nhân khẩu, so với trước đây, cuộc sống bà con đã đổi thay hơn nhiều. Là xóm vùng đặc biệt khó khăn, đường làng, ngõ xóm đã được Nhà nước quan đầu tư thuận lợi cho việc đi lại. Kênh, mương ở cánh ruộng Đồng Rậm, Đồng Mè mặc dù cũng được đầu tư vài năm nay nhưng đã xuống cấp nên tình trạng thiếu nước sản xuất vẫn xảy ra. Vụ mùa, xóm cấy được 24 ha, vụ chiêm chỉ cấy được 14,3 ha. Bà con đã chủ động chuyển sang trồng các loại cây màu như khoai lang, ngô, rau đậu các loại. Mặc dù hiện nay, xóm không còn hộ đói nhưng tỷ lệ hộ nghèo còn cao quá. Thu nhập thấp, giá cả nông sản bấp bênh.

 Đồng chí Bùi Mạnh Cường, Chủ tịch UBND xã Lập Chiệng cho biết: Trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã nông - lâm nghiệp chiếm tới 70% tổng thu nhập. Những năm gần đây, Đảng ủy, UBND xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các giống mới vào sản xuất nâng cao giá trị sản phẩm. Kết quả, năm 2016, với tổng diện tích gieo trồng của xã trên 438 ha, sản lượng cây có hạt đạt 1.550 tấn. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 327 kg/người. Toàn xã trồng mới 70 ha rừng, công tác chăm sóc, bảo vệ rừng được đảm bảo. Cùng với trồng trọt, các hộ dân trên địa bàn xã phát triển chăn nuôi với tổng đàn trâu, bò trên 400 con, trên 4.500 con lợn, 55.000 con gia cầm, 125 con dê. Công tác phòng- chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm cũng đã được bà con chú trọng, không có hiện tượng bùng phát các loại dịch bệnh. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, hết năm 2016, xã đạt 12 tiêu chí. Trong năm, xã cũng được quan tâm đầu tư làm đường giao thông nông thôn, trong đó đầu tư đổ bê tông các tuyến đường nội đồng như tuyến đường xóm Lập với tổng chiều dài 400 m, tuyến đường xóm Chiệng chiều dài 128 m và xóm Khoáy 2 tuyến đường với tổng chiều dài 298 m.

 Tuy cuộc sống nhân dân đã có bước chuyển đáng kể, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới nhưng thu nhập của người dân trên địa bàn vẫn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Năm 2016, thu nhập bình quân của xã đạt 14 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 44,8%. Khó khăn của xã hiện nay là diện tích gieo trồng manh mún, nhiều diện tích bị hạn hán, sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên. Năm 2017, xã phấn đấu nâng thu nhập bình quân lên 14,5 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4- 5%, đạt thêm từ 1- 2 tiêu chí xây dựng NTM. Để đạt được các mục tiêu đề ra, xã tiếp tục chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi đua. Các xóm tập trung thực hiện dồn điền, đổi thửa, tổ chức sản xuất theo đúng khung thời vụ, tích cực ứng dụng KH-KT trong thâm canh, xen canh các loại cây trồng, trong đó, chú trọng duy trì trồng cây màu vụ đông, nhất là trồng ngô đông và cây rau đậu trên đất 2 vụ lúa để nâng cao hiệu quả trên một diện tích canh tác. Phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tăng cường phòng - chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, để đạt được các tiêu chí còn lại trong xây dựng NTM, đặc biệt là tiêu chí thu nhập của xã là rất khó khăn. Trong thời gian tới, xã mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước. Cùng sự nỗ lực của cán bộ, nhân dân để chương trình xây dựng NTM về đích theo lộ trình đề ra, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn.


Linh Đan

 


Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục