(HBĐT) - "Hồ Hòa Bình là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất, với diện tích ở tỉnh ta khoảng 8.900 ha, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố, có điều kiện và môi trường thuận lợi để nuôi các loại cá nước ngọt. Với tiềm năng, lợi thế, mấy năm nay đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, liên doanh sản xuất nuôi cá lồng bè trên vùng hồ Hòa Bình” - đồng chí Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết.


Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng đầu tư 160 lồng nuôi cá theo công nghệ mới trên hồ Hòa Bình, thuộc địa bàn xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình).

Chúng tôi đến thăm cơ sở nuôi cá của Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng- doanh nghiệp đầu tư bài bản, có quy mô lớn trên khu vực hồ Hòa Bình, địa điểm đầu tư trên địa bàn xã Thái Thịnh - TP Hòa Bình. ông Toản, đại diện Công ty cho biết: Hồ Hòa Bình có hệ thủy sinh đa dạng, phong phú, nước hồ sạch, đặc biệt còn nhiều loại cá quý, đặc hữu, rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá. Tiền thân là hộ gia đình Bảy Tuyển từ gần 20 năm trước đã nuôi cá trên sông Đà, nhận thấy tiềm năng phát triển các loại cá sông Đà, năm 2013, gia đình đã thành lập doanh nghiệp đầu tư nuôi cá quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến. Doanh nghiệp đang hoạt động ổn định với khoảng 160 lồng, nuôi các loại cá lăng, vược, chép giòn, trắm giòn..., sản lượng khoảng 350 tấn/năm. Quy trình nuôi được tuân thủ nghiêm ngặt, bảo đảm sản xuất an toàn. Công ty đã xây dựng kho và các đại lý tiêu thụ sản phẩm ở các nhà hàng, khách sạn khu vực miền Bắc, trong đó tập trung ở thị trường Hà Nội. Công ty là doanh nghiệp tham gia chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá sông Đà theo chuỗi giá trị.

 

Công ty Cá sạch sông Đà cũng đầu tư khoảng 180 lồng nuôi cá tại xã Thung Nai và Vầy Nưa, nuôi các loại cá trắm, lăng chấm, lăng vàng, rô phi. Doanh nghiệp này đã tổ chức thị trường, sau đó tổ chức sản xuất, hiện tại có các cửa hàng tại Hà Nội, tiêu thụ 1 tấn cá/ngày.

 

Trong những năm qua, định hướng phát triển thủy sản, các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thành phố đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển thủy sản, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư thâm canh nuôi cá với quy mô khá lớn, chiếm 55% lồng nuôi và 67% sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Tổng nguồn vốn doanh nghiệp đã đầu tư nuôi cá đạt khoảng 200 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư nuôi cá theo quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị như: Công ty Cá sạch sông Đà, Công ty Việt Đức, Công ty Minh Phú, Công ty Hải Đăng... Đối tượng nuôi tập trung vào các loại cá sông Đà đã có thương hiệu như: Cá chiên, lăng, tầm, trắm đen, bỗng... cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt, có chỗ đứng trên thị trường. Đến nay có 7 doanh nghiệp đã ký kết với các hộ dân nuôi cá lồng hợp quy chuẩn theo hướng VietGap bảo đảm an toàn thực phẩm, ký kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bảo đảm đầu ra ổn định. Năm 2016, Sở NN&PTNT đã triển khai thành công chuỗi an toàn thực phẩm cá sông Đà; 2 năm 2017 - 2018 tiếp tục thực hiện dự án liên kết sản xuất cá sông Đà theo chuỗi giá trị tại 5 huyện vùng hồ Hòa Bình. Trong liên kết và tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp thực sự là hạt nhân thúc đẩy hộ sản xuất nhỏ lẻ, hiệu quả thấp tham gia liên kết với doanh nghiệp cùng nâng cao hiệu quả, giá trị tăng thêm của nghề nuồi trồng thủy sản trên hồ Hòa Bình. Để tạo sự phát triển bền vững cho ngành nghề nuôi trồng thủy sản, tỉnh đang xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cá sông Đà, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực tham gia sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cá sông Đà.

 


                                                                      L.C

 


Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục