(HBĐT) - Người chăn nuôi trong tỉnh đang tập trung tái đàn để cung ứng nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2018. Bên cạnh việc đầu tư cho chăn nuôi, bà con cần lưu ý khâu chăm sóc, thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động để sản xuất ổn định và phát triển.


Theo thống kê, đến thời điểm này toàn tỉnh có khoảng 176.000 con trâu, bò, trên 400.000 con lợn, 4,5 triệu con gia cầm, 33.500 con dê và 139.000 con chó. Chăn nuôi hàng hóa ngày càng mở rộng, hình thành một số vùng chăn nuôi tập trung tại các huyện: Lạc Thủy, Lương Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Lạc Sơn. Sau khó khăn về tình hình tiêu thụ những tháng đầu năm, chăn nuôi đang được phục hồi. Hiện có 55 trang trại gia cầm quy mô lớn gồm 39 trang trại gà thương phẩm với số lượng 530.000 con, sản xuất khoảng 2,7 triệu con/năm; 14 trang trại gà giống và đẻ trứng thương phẩm với 356.000 con; 2 trại nuôi vịt đẻ trứng quy mô từ 4.000 - 5.000 con; 35 trại nuôi lợn nái và hậu bị quy mô từ 300 - 3.000 con, từ đầu năm đến nay đã sản xuất trên 230.000 con lợn giống. Trên địa bàn có khoảng 300 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bán công nghiệp và nhiều gia trại chăn nuôi trong nông hộ chuyên về các con đặc sản như: lợn bản địa, don, nhím…


Hộ chăn nuôi xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) tiêm phòng cho đàn lợn nuôi vụ Thu –Đông

Đáng chú ý, ở một số địa phương trong cả nước xuất hiện ổ dịch cúm gia cầm, LMLM. Tại tỉnh ta tuy chưa xuất hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm nhưng một vài dịch bệnh như tụ huyết trùng, tả, phó thương hàn trên lợn, niu - cát - xơn, viêm thanh khí quản trên đàn gia cầm vẫn xảy ra. Tình hình thời tiết thay đổi đột ngột, nắng nóng kéo dài, nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm lớn. Để giảm thiểu những tổn thất trong chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần quan tâm đến việc chăm sóc, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt là ở vụ thu - đông, chuồng trại gia súc, gia cầm cần được vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng định kỳ giúp phòng bệnh chủ động.

Đồng chí Trần Tiến Trường, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo: Lo ngại về dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn song hành với chăn nuôi. Vào vụ thu - đông, những bệnh dịch nguy hiểm gây thiệt hại cho đàn vật nuôi cần cẩn trọng đề phòng như bệnh tụ huyết trùng, LMLM ở trâu, bò, bệnh tụ huyết trùng, tả, lép tô, tụ dấu ở lợn, bệnh niu - cát - xơn, cúm, tả ở gà… Muốn phát triển kinh tế hiệu quả, người chăn nuôi phải có nhận thức đầy đủ về quy trình chăn nuôi, thực hiện các biện pháp phòng dịch bệnh tổng hợp. Cụ thể là chăm sóc vật nuôi đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, đồng thời tiêm phòng đầy đủ cho đàn. Các địa phương vừa kết thúc đợt phun tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi với kết quả thực hiện đạt trên 95% tổng diện tích chuồng trại gia súc, gia cầm trong dân.

Riêng công tác tiêm phòng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển chăn nuôi, nhất là trong thời điểm dịch LMLM, cúm gia cầm đang phát ở một số tỉnh trong cả nước. Các huyện, thành phố chủ động triển khai các biện pháp, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện đợt tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ thu - đông. Bên cạnh sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền trong lãnh, chỉ đạo, tuyên truyền đẩy mạnh công tác tiêm phòng trong chăn nuôi, người chăn nuôi cần nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức phòng bệnh cho đàn nhằm ngăn ngừa bệnh dịch, hạn chế thấp nhất thiệt hại kinh tế gia đình, góp phần thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển. Theo kế hoạch, đợt tiêm phòng vụ thu - đông diễn ra vào tháng 10 - 11/2017, diện tiêm là toàn bộ gia súc, gia cầm trong nhân dân, tỷ lệ tiêm yêu cầu phải đạt 100% số gia súc, gia cầm trong diện tiêm 80% trở lên so với tổng đàn đối với mỗi loại vắc xin.

 

 


                                                                Bùi Minh


 


Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục