(HBĐT) - Cuối tháng 11, niềm vui được nhân đôi với chính quyền và nhân dân Mường Bi khi được mùa bưởi, giữ giá, đồng thời đón nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc”, mở ra cơ hội lớn để giới thiệu, quảng bá, liên kết xây dựng, hình thành các chuỗi tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với xây dựng nông thôn mới của địa phương.


Bưởi đỏ Tân Lạc thu hoạch rộ từ tháng 11. Dọc quốc lộ 12 B, từ ngã ba thị trấn Mường Khến đến xã Đông Lai, bưởi sai trĩu, vàng óng, thơm nồng, mang lại thu nhập cao cho biết bao gia đình. Bưởi đỏ là cây truyền thống của huyện Tân Lạc, được trồng từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước ở vùng đất Đông Lai do ông Năm Hơn mang về trồng ở thôn Đồng Tiến. Giống bưởi đỏ phù hợp với đất đai, khí hậu nên có hương vị riêng. Quả bưởi to đều, khi chín vàng ươm, thơm lừng. Tép đỏ hồng, nhiều nước, bóc lại không ướt tay, hương vị ngọt thanh. Trước người dân chỉ để bưởi làm quà dịp lễ, tết. Sau này đã phát triển thành cây trồng chủ lực đem lại sự giàu có cho nông dân.


Bưởi đỏ Tân Lạc đã có nhãn hiệu tập thể, khẳng định được thương hiệu riêng có. ảnh: Quang cảnh lễ đón nhận nhãn hiệu tập thể bưởi đỏ Tân Lạc.

Nhận thức tiềm năng, thế mạnh và dư địa phát triển giống bưởi đỏ, huyện Tân Lạc đã ban hành Nghị quyết chuyên đề và cụ thể hóa thành kế hoạch để chỉ đạo phát triển vùng bưởi hàng hóa giai đoạn 2013-2020 với nhiều giải pháp cụ thể, định hướng, hỗ trợ người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Đến nay, diện tích, quy mô và sản lượng bưởi đỏ Tân Lạc phát triển nhanh, cho hiệu quả mơ ước với nông dân trong và ngoài tỉnh. Khoảng 4 - 5 năm trước, cả huyện có khoảng 100 ha bưởi, đến nay, toàn huyện đã có trên 900 ha bưởi đỏ, trong số này có tới 1/3 diện tích đã cho thu hoạch, tập trung ở các xã dọc quốc lộ 12 B như: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức và một số xã khác có điều kiện tự nhiên, khí hậu thích hợp.

Bưởi đỏ là cây trồng được xem có hiệu quả nhất từ trước đến nay. Nhiều người vẫn nói, chẳng có loại cây trồng nào ngoài bưởi đỏ có thu đều đặn 4 - 5 triệu đồng/ cây/năm. Tính ra có thể trồng 200 cây/ha, trong thời kỳ kinh doanh cho thu từ 150 - 200 quả/cây, giá bán hiện tại 20.000 - 25.000 đồng/quả, có thời điểm 30.000 đồng/quả. Giá trị thu nhập của bưởi đạt từ 500 -700 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ đạt gần 1 tỷ đồng/ha. Năm nay, bưởi đẹp và sai hơn, nhiều hộ trồng 40 - 45 cây là có hơn vạn quả, thu được hàng trăm triệu đồng. Hiện nay, khách hàng ở Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… đã đặt tìm mua bưởi đỏ tại vườn.

Chính quyền và người dân huyện Tân Lạc đã có nhận thức đúng đắn về xây dựng và giữ gìn thương hiệu bưởi đỏ. Trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều nhóm hộ, tổ hợp tác sản xuất thực hiện theo các quy trình an toàn tiêu chuẩn VietGap theo chuỗi giá trị. Riêng xã Đông Lai đã có hàng chục ha bưởi thực hiện tiêu chuẩn VietGap.

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết: Định hướng tổ chức sản xuất và tiếp cận thị trường với những sản phẩm đặc sản, truyền thống, có chất lượng và có giá trị gia tăng cao dựa trên những lợi thế truyền thống, văn hóa và kỹ năng của người dân, gắn sản xuất với bảo hộ sở hữu trí tuệ là giải pháp quan trọng đang được huyện Tân Lạc thực hiện. Việc bưởi đỏ Tân Lạc được trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể là cơ hội để sản phẩm nông nghiệp của huyện phát triển bền vững, là cơ hội lớn để huyện Tân Lạc giới thiệu, quảng bá, liên kết xây dựng, hình thành các chuỗi tiêu thụ sản phẩm của địa phương, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Bưởi có thương hiệu, bà con sẽ bán được giá cao hơn. Tuy nhiên cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu mới để giữ gìn và phát triển thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc trong thời gian tới. Huyện đặt mục tiêu đến năm 2020 phát triển diện tích bưởi đỏ lên khoảng 1.200 ha. Hiện đang triển khai các giải pháp cụ thể quản lý và kiểm soát tốt hơn chất lượng sản phẩm bưởi; tăng cường phổ biến cho người trồng bưởi áp dụng quy trình thống nhất để bảo đảm chất lượng của sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường xúc tiến, quảng bá, tạo ra sự kết nối theo chỗi giá trị từ khâu trồng trọt đến tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc riêng có, xứng với danh tiếng truyền thống văn hóa nổi tiếng vùng Mường Bi.

 

L.C

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục