(HBĐT) - LTS: Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập huyện Tân Lạc (1957-2017) và đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì, đồng chí Đinh Công Sứ, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Hòa Bình về các giải pháp đưa KT-XH của huyện phát triển nhanh và bền vững.


PV: 60 năm xây dựng và trưởng thành, với sự đoàn kết, sáng tạo, vượt khó vươn lên của cả hệ thống chính trị và nhân dân, xin đồng chí cho biết huyện Tân Lạc đã dành được những thành tựu quan trọng như thế nào? Trong những thành tựu này, lĩnh vực nào đồng chí cho là nổi bật, ấn tượng và tâm đắc nhất?

Đồng chí Đinh Công Sứ: Huyện Tân Lạc được nhiều người biết đến với câu ngạn ngữ sắp xếp theo thứ tự "Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động” nói về 4 vùng Mường giàu có, trù phú của đất Mường cổ Hòa Bình. Bởi vậy, ngay trong những năm đầu mới thành lập, trước muôn vàn khó khăn, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc đã khẳng định sức mạnh đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vươn lên dành được những thắng lợi quan trọng.

Từ một huyện xuất phát điểm thấp, đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,57%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 34,21 triệu đồng. Hệ thống hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư xây dựng với tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Lĩnh vực văn hoá - xã hội đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi. Sự nghiệp GD&ĐT của huyện phát triển toàn diện, vững chắc. Năm 1995 được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ; năm 2003 hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; năm 2005 hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.


Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cùng các đại biểu tham dự lễ đón nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc”.

Mạng lưới y tế phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Theo đó, các chương trình mục tiêu y tế quốc gia và việc nâng cao sức khỏe cho nhân dân được triển khai thực hiện có hiệu quả. Hoạt động văn hoá, thể thao diễn ra sôi nổi, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống được coi trọng. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được các đơn vị, cơ quan, trường học, thôn xóm, khu dân cư hưởng ứng. Đến năm 2017, toàn huyện có 163 làng đạt danh hiệu làng văn hóa; 167 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu văn hoá; 15.715 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Hệ thống thông tin phát triển nhanh chóng. Đến nay, toàn huyện đã có trên 99% hộ được nghe đài, trên 96% hộ được xem truyền hình.

Sự chuyển biến rõ nét nhất phải kể đến là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Từ một nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún nhỏ lẻ, huyện Tân Lạc đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết và thực sự tạo được sức bật mạnh mẽ. Đến nay, toàn huyện đã chuyển trên 650 ha đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, nâng giá trị sản phẩm tăng từ 1,5 - 2 lần so với cấy lúa. Các xã, thị trấn cơ bản hoàn thành chuyển đổi diện tích ruộng 1 vụ lên 2- 3 vụ. Tạo bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh cao, bền vững và đảm bảo an ninh lương thực.

PV: Để huyện Tân Lạc phát triển nhanh, bền vững và ngang bằng với các địa phương khác trong tỉnh, trong thời gian tới huyện đề ra mục tiêu cơ bản nào? Giải pháp để hoàn thành các mục tiêu trên là gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Đinh Công Sứ: Tự hào với những thành quả đã đạt được trong 60 năm qua, tuy nhiên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Lạc cũng nhận thức sâu sắc rằng, vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục, đó là: Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; sản xuất CN-TTCN nhỏ lẻ; tiềm năng về cây công nghiệp, dịch vụ, du lịch chưa được khai thác đúng mức; đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và thực tiễn, huyện Tân Lạc đã xác định mục tiêu đến năm 2020: Phấn đấu huyện Tân Lạc đạt mức phát triển trung bình của tỉnh. Theo đó, thu nhập bình quân đạt 50 triệu đồng/người/năm. Trên 80% khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa; 100% cơ quan, trường học văn hóa; 83% hộ đạt gia đình văn hóa. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, có 7 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 3%/năm; tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 97%; độ che phủ rừng ổn định 49%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường trên 80%.

Giải pháp để thực hiện các mục tiêu này là: Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; chủ động, sáng tạo, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, huy động mọi nguồn lực để tạo bước phát triển mới, mạnh mẽ về KT-XH, nâng cao đời sống nhân dân. Cụ thể: (1) Huyện sẽ tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. (2) Phát triển CN-TTCN theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá, có cơ cấu ngành nghề hợp lý. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực thị trấn, phát triển mạnh thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn. Thực hiện tốt chính sách thu hút cán bộ KH-KT nhằm chủ động ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào quản lý, SX-KD và đời sống; bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường. (3) Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục; thực hiện đúng lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia; từng bước phổ cập giáo dục THPT. Tiếp tục lãnh đạo công tác CSSK nhân dân, củng cố mạng lưới y tế cơ sở; nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất văn hoá, thể dục - thể thao. Thực hiện tốt các chế độ, chính sách, các chương trình, dự án, công tác giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nhân dân. (4) Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển KT-XH với tăng cường tiềm lực QP-AN, xây dựng huyện thành khu vực phòng thủ, cơ bản, liên hoàn, vững chắc. (5) Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Tập hợp, động viên nhân dân các dân tộc trong huyện hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động và tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới... Đó sẽ là nền tảng để tạo bước đột phá cho KT-XH của huyện phát triển nhanh và bền vững.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

 

Thúy Hằng (TH)

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục