(HBĐT) - Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN) đã bắt tay thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh với khí thế sôi nổi, lạc quan, hứa hẹn năm mới đầy triển vọng cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng như đời sống, việc làm của người lao động sẽ được cải thiện tốt hơn trong năm 2018.
Ngày mùng 5 Tết, công nhân Công
ty may xuất khẩu Esquel Việt Nam tại KCN Lương Sơn đã quay lại làm việc, thi đua
thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2018.
Chúng tôi cảm nhận được không khí thi đua lao
động sản xuất khả quan khi cùng đoàn công tác của Ban Quản lý các KCN tỉnh đi
thăm một số doanh nghiệp trên địa bàn. Ngay từ mùng 5 Tết, hoạt động của Công
ty may xuất khẩu Esquel Việt Nam
tại KCN Lương Sơn đã trở lại bình thường, công nhân bắt tay thi đua thực hiện
kế hoạch sản xuất năm 2018.
Việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chính
sách chăm lo thỏa đáng đến người lao động đã và đang tạo nên động lực để Công
ty phát triển ổn định từ khi đi vào hoạt động đến nay. Không chỉ được lao động
trong môi trường thân thiện, nhà máy được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn Hoa
Kỳ về thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng, đầu tư công nghệ, áp dụng
các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Công ty đặc biệt quan tâm
thực hiện chính sách chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho người lao
động, thường xuyên tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, thực hiện thỏa ước lao
động tập thể, tổ chức bữa ăn ca, khám sức khỏe, thăm hỏi, động viên người lao
động, tạo khí thế mới sản xuất ngay từ đầu năm.
Hiện, Công ty giải quyết việc làm cho 4.000 lao động
với mức thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Nếu so với mấy năm trước, đời
sống công nhân làm việc tại Công ty đã có sự phát triển vượt bậc, từ chỗ chỉ
hiếm hoi một số công nhân có xe máy đi làm thì đến nay, hàng nghìn công nhân đã
sở hữu xe máy dựng ngăn nắp tại khuôn viên, cho thấy hiệu quả xã hội dự án của
Tập đoàn Esquel cũng như các dự án phát triển công nghiệp KCN trên địa bàn. Bà Đỗ Hạnh, đại diện Công
ty Esquel cho biết: Công ty đang phát động các phong trào thi đua nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm, hoàn thành các đơn hàng của đối tác. Tập đoàn may
mặc Esquel Việt Nam
đang đầu tư mở rộng sản xuất tại KCN Lương Sơn dự tính sẽ thu hút thêm 1.000
lao động trong năm 2019.
Khí thế thi đua lao động sản xuất đầu năm diễn ra ở
hầu hết các doanh nghiệp sản xuất. Gần 300 công nhân Công ty CP Dệt kim Hòa
Bình Koyueni cũng đã trở lại hoạt động để thực hiện các đơn hàng đã ký kết. Chủ
tịch HĐQT Công ty Đào Hồng Sơn cho biết: Công ty được cấp phép đầu tư năm 2016,
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2017, chuyên sản xuất các loại tất xuất
khẩu cung cấp thị trường Nhật Bản. Công ty đã ký được đơn hàng cho cả năm 2018.
Ngay từ mùng 5 - 6 Tết, Công ty đã thực hiện xuất xưởng 1 - 2 công ten nơ sản
phẩm cho khách hàng. Đầu xuân gần 300 công nhân đã trở lại làm việc.
Sau Tết, nhiều doanh nghiệp như: Công ty TNHH Sankoh,
Công ty TNHH Thấu kính R, Công ty may GGS Việt Nam (KCN bờ trái sông Đà); Công
ty TNHH Doosung Tech Việt Nam, HNT ViNa, Nissin Manufaturing Việt Nam; Seyong
INC, Midori Apparel Việt Nam tại KCN Lương Sơn… đã đi hoạt động trở lại, thi
đua thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2018.
Phó trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh Dương Như Rụ cho
biết: Nhìn chung, kết quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp KCN khá
hiệu quả. Các doanh nghiệp đã tổ chức đón xuân cho công nhân vui vẻ, đầm ấm, an
toàn. Hầu hết các doanh nghiệp đã hoạt động, sản xuất trở lại sau nghỉ Tết.
Công nhân đã quay trở làm việc đạt tỷ lệ rất cao. Ngày đầu ra quân chỉ có một
vài doanh nghiệp thiếu ít người, lý do chủ yếu là nhà ở xa. Khí thế "khai xuân”
rất vui vẻ và phấn khởi, thể hiện sự quan tâm của chủ doanh nghiệp với người
lao động, quan hệ hài hòa giữa chủ doanh nghiệp với người lao động ngày càng
được cải thiện. Năm 2018, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều được xây dựng tăng về số lượng và giá trị
sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đặt kế hoạch gấp đôi so với năm 2017. Công ty Dệt kim
Koyuseni, Công ty Seyuong, Esquel…có đủ đơn hàng cho cả năm 2018.
LC
(HBĐT) - Phiên chợ vùng cao tỉnh Hoà Bình năm 2023 với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".
(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.
(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.
(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.