(HBĐT) - Đoàn công tác của Sở NN&PTNT vừa làm việc với UBND huyện Kim Bôi kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện các dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện.

Nông dân xã Nam Thượng, Kim Bôi trồng rau theo dự án liên kết sản xuất rau an toàn theo chuỗi năm 2018.

Năm 2017, huyện Kim Bôi thực hiện 3 dự án liên kết sản xuất với tổng kinh phí trên 14,8 tỷ đồng. Về dự án liên kết sản xuất rau an toàn thực hiện 10 ha tại 2 xã Nam Thượng và Hạ Bì với 55 hộ tham gia. Tổng kinh phí thực hiện trên 1,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện 500 triệu đồng, nguồn NTM 400 triệu đồng; ngân sách tỉnh 60 triệu đồng; nguồn HTX trên 169 triệu đồng; dân góp trên 390 triệu đồng. Đơn vị thực hiện là HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Bì, đơn vị tiêu thụ sản phẩm là HTX nông nghiệp Vĩnh Tiến. Dự án đã hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới và hệ thống điện phục vụ vùng sản xuất rau an toàn tại xã Hạ Bì với diện tích 2,6 ha. Ngân sách huyện hỗ trợ về giống và vật tư; tổ chức 6 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho các hộ tham gia. Ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng bể thu gom thuốc BVTV. Qua đánh giá sau khi dự án triển khai hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt, sản lượng tăng 10%, lợi nhuận thu hơn 30 triệu đồng. 

Về dự án liên kết sản xuất ngô ngọt thực hiện tại xã Mỵ Hoà và vùng lân cận, tổng diện tích thực hiện 150 ha. Đơn vị thực hiện là HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Mỵ Hoà; đơn vị tiêu thụ sản phẩm là công ty xuất nhập khẩu Đồng Giao, Ninh Bình. Dự án đầu tư kinh phí kiên cố hoá đường trục chính nội đồng tại 2 thôn có diện tích trồng ngô ngọt lớn tại xã Mỵ Hoà với chiều dài 523 m đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ cho các vụ sản xuất tiếp theo. Kinh phí thực hiện xây dựng đường trục chính nội đồng trên 475 triệu đồng, trong đó nguồn kinh phí dự án 300 triệu đồng, còn lại nhân dân đóng góp. 

Về dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả thực hiện tại các xã Tú Sơn, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Bình Sơn quy mô 125 ha. Sản phẩm chủ lực là cây ăn quả có múi. Đơn vị thực hiện là HTX NN&TM Mường Động; đơn vị tiêu thụ sản phẩm là Công ty cổ phần sản xuất và chế biến nông sản số 1 Hà Nôi và Công ty TNHH chuẩn nông Việt Nam. Dự án đã hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lức cho các thành viên HTX và hộ trồng cây; hỗ trợ đảm bảo ATTP trong sơ chế sản phẩm; hỗ trợ xúc tiến thương mại. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 12,8 tỷ đồng, trong đó nguồn dự án 300 triệu đồng, nguồn HTX 50,5 triệu đồng; nguồn vốn góp xã viên 12,5 tỷ đồng. Qua đánh giá mỗi ha đất sản xuất cây có múi tham gia dự án tăng 2 triệu đồng/năm do giảm được giá thành vật tư đầu vào, giảm chi phí BVTV; giá trị sản phẩm tăng ít nhất 10% so với sản phẩm cùng loại không tham gia dự án. 

Năm 2018, huyện Kim Bôi tiếp tục duy trì diện tích thực hiện năm 2017 và mở rộng diện tích vùng sản xuất theo kế hoạch; tìm kiếm doanh nghiệp đủ năng lực để tiêu thụ sản phẩm; lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho dự án...Để đảm bảo việc thực hiện các dự án sản xuất theo chuỗi giá trị được hiệu quả và liên tục, UBND huyện Kim Bôi đề nghị Sở NN&PTNT báo cáo UBND tỉnh đầu tư trạm bơm thôn Mý Đông tưới tiêu 33 ha cánh đồng ngô 2 thôn Mý Đông và Đồng Hoà 2 xã Mỵ Hoà. Đồng thời, bổ sung chuỗi chanh leo, dứa diện tích 70 ha ở thôn Ba Giang và thôn Mỵ, xã Mỵ Hoà vào năm 2018-2019.

 

                                                                                                               Đ.T


Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục