(HBĐT) - Sau sản phẩm măng Kim Bôi có thương hiệu riêng vững chắc trên thị trường, mới đây, Công ty CP Nông, lâm sản Kim Bôi tiếp tục thành công với sản phẩm miến dong Kim Bôi - một sản phẩm nông nghệp mới có chất lượng tốt, đáp ứng và tiếp cận với yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường trong và ngoài nước.


Cán bộ, công nhân Công ty CP Nông, lâm sản Kim Bôi giới thiệu chất lượng sản phẩm miến dong Kim Bôi.

 

Ông Ngô Đức Sinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông, lâm sản Kim Bôi cho biết: Công ty CP Nông, lâm sản Kim Bôi đã tái cơ cấu thành công, tập trung đầu tư dây chuyền máy móc, ứng dụng công nghệ mới và tổ chức sản phẩm, đưa sản phẩm măng Kim Bôi đã và đang "chinh phục” thị trường. Hiện, sản phẩm măng của Công ty đã được cơ quan y tế địa phương cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhãn hiệu Kim Bôi EXPORT - PRODUCTION CO cũng được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ từ nhiều năm trước. Sản phẩm măng Kim Bôi các loại đang khẳng định được uy tín và thương hiệu trên thị trường. Trong đó có những sản phẩm đặc trưng như: măng đắng xứ Mường đóng gói, măng trúc quân tử, măng khô nấu ngay, măng lưỡi lợn, măng búp tươi, măng chua thái sẵn, măng củ thái sẵn, măng giang đặc sản, măng nứa khô nấu ngay… ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng. Măng Kim Bôi có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước và chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường măng cả nước được tiêu thụ tại các siêu thị lớn như: Satrafood, Lotte, Vinmart, Citimart, Lan Chi mart; hệ thống quán bia, nhà hàng, cửa hàng rau sạch tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng... Măng Kim Bôi cũng đã thâm nhập và thu hút sự quan tâm, tin dùng ở các nước châu âu như: Ba Lan, Ucraina, Cộng hòa Cezh... Năm 2018, măng Kim Bôi được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.

ông Ngô Đức Sinh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông, lâm sản Kim Bôi vẫn đầy nhiệt huyết, dồn nhiều tâm lực xây dựng và đưa các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh tiếp cận bền vững thị trường trong nước và quốc tế. ông phấn khởi thông báo: Sản phẩm miến Kim Bôi đã giải quyết được " nút thắt” tồn tại cố hữu ở các làng nghề sản xuất miến truyền thống, bảo đảm được an toàn vệ sinh thực phẩm. Quá trình đến với sản phẩm miến cũng thật tình cờ khi tôi làm việc với các đối tác ở trong và ngoài nước, họ cần sản phẩm miến. Nhận được đơn hàng xuất khẩu miến, tôi đã đến tất cả các cơ sở sản xuất miến nổi tiếng ở miền Bắc đặt hàng mới té ngửa ra vì lượng nhôm và măng gan trong miến vượt quá ngưỡng cho phép từ 3 -10 lần. Xuất phát từ yêu cầu của các đơn hàng, tôi cùng cộng sự với sự giúp đỡ của Viện khoa học Việt Nam đã bắt tay nghiên cứu, tìm giải pháp, tách hàm lượng kim loại thành công, đưa tỷ lệ nhôm tồn tại trong sản phẩm miến ở mức cho phép.

Sau gần một năm nghiên cứu và thử nghiệm thành công, sản phẩm miến dong Kim Bôi ra đời được sản xuất theo phương pháp cổ xưa bằng các thiết bị hiện đại, không sử dụng hàn the, phèn chua, thuốc tím, bảo đảm tất cả các yêu cầu khắt khe của châu âu… Sản phẩm miến Kim Bôi đã được đăng ký sở hữu trí tuệ và bán rộng rãi trên thị trường. Vào tháng 8/2017, ông Sinh trong quá trình tìm hiểu cách thức sản xuất sản phẩm miến đã tình cờ gặp được người kỹ sư cơ khí già tâm thuyết với các loại máy ép thủy lực làm miến, ông quyết định " xuống tiền” đầu tư dây chuyền sản xuất miến. Sợi được làm nguyên chất từ bột dong, thực hiện đúng quy trình pha chế, chiết xuất, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, sợt nhỏ dài, trong, không xốp, đặc biệt làm bảo đảm an toàn khi đi chào hàng được các siêu thị lớn chấp nhận. Hiện sản phẩm đã có mặt trong chuỗi siêu thị BigC, Lote… và được xuất chào hàng tại các nước một số nước châu âu… Công ty đang tiếp tục đầu tư hoàn thiện dây chuyền sản xuất miến chuyên nghiệp để sản xuất sản phẩm miến cung cấp cho khách, hàng… Sản xuất mến sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền giải quyết việc làm cho đông đảo nông dân trong tỉnh. Hiện nay, Công ty CP Nông sản Kim Bôi đang thực hiện sản xuất miến với quy mô lớn.

ông Sinh tâm sự: Hòa Bình sở hữu tài nguyên nông sản to lớn với nhiều lợi thế đặc thù để phát triển sản phẩm nông sản chất lượng cao ít nơi có được, đó là vùng nguyên liệu dong dồi dào, sản lượng cao, nhất là ở khu vực Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy… Nếu có cách tư duy và phương pháp làm hiệu quả thì Hòa Bình sẽ có những sản phẩm đặc thù trên thị trường.

L.C

 


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục