(HBĐT) - Những năm qua, tuổi trẻ xã Địch Giáo (Tân Lạc) luôn nỗ lực phát triển kinh tế, nhiều mô hình hay, gương thanh niên điển hình đã xuất hiện. Sự nỗ lực đó góp phần không nhỏ thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở xã nông thôn mới này.


Mô hình trồng bí xanh đem lại hiệu quả kinh tế cao của gia đình đoàn viên Bùi Văn Chí (bên phải), xóm Bậy Chạo, xã Địch Giáo (Tân Lạc).

 

Cùng đồng chí Bùi Văn Luận, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Địch Giáo, chúng tôi đến thăm mô hình trồng bí xanh của anh Bùi Văn Chí, xóm Bậy Chạo. Đây là một trong những mô hình mới đem lại hiệu quả kinh tế khá. Chí năm nay 25 tuổi, là số ít thanh niên lựa chọn con đường lập nghiệp ở quê nhà, thay vì đi làm ăn xa như đa số ĐV-TN khác. Hôm chúng tôi đến, anh Chí đang cặm cụi chăm sóc ruộng bí của gia đình. Mặc dù khi xuống giống gặp không ít khó khăn vì thời tiết xấu nhưng đến nay, vườn bí xanh phát triển khá tốt, quả sai trĩu giàn.

Anh Chí cho biết, trước đây, trên diện tích đất ruộng này, gia đình anh trồng mía, ngô nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nhận thấy mô hình trồng bí xanh lấy quả ở xã lân cận đem lại hiệu quả kinh tế khá nên anh đã mạnh dạn chuyển đổi. Thế nhưng, ngay vụ đầu tiên, giá bí xuống thấp (2.000 - 5.000 đồng/ kg) nên không có lãi, chỉ hòa vốn đầu tư dàn và phân bón. Thất bại không nản, vụ thứ hai anh mở rộng diện tích lên hơn 2.000 m2. Nhờ sự cần cù, ham học hỏi, anh Chí đã thắng với hơn 5 tấn bí bán ra thị trường, giá bán trung bình 10.000 đồng/kg. Tới vụ này (vụ thứ 3), anh Chí mạnh dạn thuê đất, mở rộng diện tích trồng lên hơn 3.000 m2.

"Trước đây, tôi cũng đi làm ăn xa như các ĐV-TN trong xã. Đi làm xa thì hàng tháng có thu nhập, còn làm nông nghiệp thì phải đến chu kỳ thu hoạch mới có nguồn thu. Mặc dù đầu ra sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định nhưng tôi vẫn muốn tìm ra mô hình kinh tế phù hợp để phát triển, đem lại hiệu quả lâu dài và có thể làm giàu trên quê hương mình” - anh Chí chia sẻ. Ngoài mô hình trồng bí xanh, hiện anh Chí còn trồng cây có múi, vườn cây ăn quả này giờ đang phát triển tốt.

Giáp ranh với xóm Bậy Chạo, xóm Kha Lạ hiện cũng có mô hình kinh tế khá nổi bật do thanh niên làm chủ. Đó là mô hình trồng mít Thái của gia đình anh Nguyễn Văn Tiến. Hơn 3 năm trước, anh Tiến đưa giống mít Thái về trồng tại vườn nhà. Nhờ sự cần mẫn chăm sóc, học hỏi kỹ thuật, đến nay, mô hình bước đầu đem lại cho gia đình anh Tiến thành quả xứng đáng.

Ngoài anh Tiến, anh Chí, ở xã Địch Giáo có không ít ĐV-TN đã và đang nỗ lực xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương cũng như nhu cầu của thị trường. Có thể kể ra một số mô hình tiêu biểu như: nuôi gà thả vườn của anh Bùi Văn Đông, xóm Bậy Chạo; trồng keo, trồng xoan lai của anh Bùi Văn Tuấn, xóm Kem; trồng nấm của anh Bùi Văn Nghiệp, xóm Mùn hay mô hình trồng rau hữu cơ của một số ĐV-TN ở xóm Sung 2.

"Hằng năm, đông đảo ĐV-TN trong xã được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT do các cấp, ngành, tổ chức phi chính phủ tổ chức. Nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của ĐV-TN như: kỹ thuật ủ phân hữu cơ, nuôi lợn bằng phương pháp hữu cơ, kỹ thuật trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh bằng phương pháp hữu cơ. Nhờ đó ĐV-TN từng bước nắm vững kỹ thuật để phát triển mô hình kinh tế đem lại hiệu quả thiết thực. Trong thời gian tới, Đoàn xã sẽ tích cực tuyên truyền, vận động ĐV-TN phát triển các mô hình kinh tế phù hợp và phối hợp mở các lớp tập huấn về KH-KT”, đồng chí Bùi Văn Luận, Bí thư Đoàn xã Địch Giáo chia sẻ.

Ngoài nỗ lực góp phần phát triển kinh tế, những năm qua, tuổi trẻ xã Địch Giáo đã có nhiều đóng góp quan trọng xây dựng NTM với không ít công trình mang dấu ấn đậm nét của thanh niên. Giờ đây, từ các mô hình kinh tế hiệu quả của ĐV-TN, nhiều bà con đã học hỏi và nhân rộng.

 

Viết Đào

Các tin khác


Huyện Lạc Thuỷ huy động trên 137 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Thuỷ, trong quý I/2024, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện là 137,3 tỷ đồng.

Huyện Mai Châu chủ động phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi

Thời tiết đang chuyển sang nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi. UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp các địa phương chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho đàn vật nuôi.

Quý I, giải ngân vốn đầu tư công ước đạt 15% kế hoạch

Kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024 của tỉnh Hòa Bình được Thủ tướng Chính phủ giao 3.430,661 tỷ đồng. Số vốn được HĐND tỉnh thông qua là 3.763,925 tỷ đồng và đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án đạt 100% kế hoạch vốn giao.

Xuất khẩu trên 7 tấn ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc

Ngày 28/3, Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tiến Ngân - TP Hòa Bình (Công ty Tiến Ngân); Công ty Tomas Trade Co.ltd (Hàn Quốc) tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả chuỗi sản xuất - xuất khẩu sản phẩm ớt muối chua sang thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu 7,5 tấn ớt muối chua sang thị trường này.

Tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế

Chiều 28/3, tại Sở Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền về hội nhập và hợp tác quốc tế. Dự hội nghị có đồng chí Triệu Minh Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Huyện Kim Bôi dồn sức thực hiện công tác quy hoạch

"Hiện nay, huyện Kim Bôi đang tổ chức lập 23 đồ án quy hoạch (ĐAQH) gồm: ĐAQH chung đô thị Bo huyện Kim Bôi đến năm 2045; 20 ĐAQH phân khu và 1 ĐAQH chi tiết; UBND các xã tổ chức lập 12 ĐAQH chi tiết điểm dân cư nông thôn. Huyện xác định, sau khi được phê duyệt, các đồ án nói trên sẽ thúc đẩy phát triển KT-XH, làm cơ sở để kêu gọi, thu hút đầu tư, là công cụ pháp lý quan trọng để quản lý và huy động các nguồn lực phát triển...”- đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục