(HBĐT) - Ngành nông nghiệp huyện Tân Lạc còn manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống. Vì vậy, liên kết trong sản xuất luôn là hướng được khuyến khích phát triển theo mô hình chuỗi sản xuất khép kín. Trong mô hình này, doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cả vai trò đảm bảo thị trường tiêu thụ. Nông dân nhận khoán theo định mức chi phí, được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu, chi phí lao động và sản xuất trên đất của họ.


Diện tích trồng su su tập trung của xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đạt tiêu chuẩn VietGap được người tiêu dùng đón nhận.

Từ năm 2017 đến nay, huyện Tân Lạc thực hiện dự án liên kết tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc và dự án liên kết sản xuất rau an toàn. Sau khi phê duyệt dự án, UBND huyện đã giao Phòng NN&PTNT làm đại diện chủ đầu tư, phối hợp với UBND các xã trong vùng dự án, các đơn vị liên quan là Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh, HTX nông sản sạch Đông Lai, HTX Tân Lạc Sơn triển khai thực hiện. Theo đó, HTX Tân Lạc Sơn sẽ thực hiện cung ứng giống cũng như bao tiêu sản phẩm rau an toàn của tổ hợp tác sản xuất rau an toàn xóm Sung - Thanh Hối. Hợp tác xã nông sản sạch Đông Lai (đơn vị được hỗ trợ thực hiện áp dụng quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP) đã ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm bưởi đỏ với Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh.

Đối với dự án liên kết tiêu thụ bưởi đỏ có quy mô 300 ha thuộc 3 xã: Đông Lai, Thanh Hối và Tử Nê. Có trên 50 hộ thuộc 2 xóm Tân Lai, Đồng Tiến tham gia áp dụng quy trình VietGAP với tổng diện tích trên 20 ha. Dự án hỗ trợ 100% chi phí làm bảng biển chỉ dẫn, làm đường vào khu sản xuất; chi phí đánh giá chứng nhận VietGAP cho trên 20 ha bưởi đỏ, hỗ trợ 40% chi phí in ấn tem nhận diện sản phẩm bưởi đỏ, chi phí in bao bì sản phẩm, tổ chức hội thảo khách hàng tại cơ sở sản xuất. Năm 2017 đã cấp giấy chứng nhận VietGAP cho HTX sản xuất nông sản sạch Đông Lai với diện tích được chứng nhận trên 20 ha.

Dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ rau an toàn được triển khai thực hiện tại xóm Sung, xã Thanh Hối quy mô 5 ha, sản phẩm là các loại rau ăn lá, rau ăn củ, ăn quả với 60 hộ tham gia. Dự án hỗ hợ 40% kinh phí mua giống và in ấn bao bì; 100% chi phí tập huấn kỹ thuật sơ chế, 100% chi phí lắp đặt máy thủy luân, bảng biển chỉ dẫn vào khu sản xuất, xây dựng trang thông tin về nông sản Tân Lạc... Thông qua liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, tăng cường mối liên kết giữa nông dân, tổ chức của nông dân với chính quyền cơ sở, các cơ quan quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp với các doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất bền vững. Hỗ trợ để phát triển sản xuất rau theo hướng an toàn thực phẩm, nâng cao thu nhập của người trồng rau, cung cấp nguồn rau an toàn, ổn định về sản lượng, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng trong và ngoài huyện, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, xây dựng nông thôn mới. Huyện từng bước tạo thương hiệu rau an toàn Tân Lạc, rau hữu cơ Tân Lạc, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng trong và ngoài huyện, tạo việc làm cho lao động trên địa bàn với mức thu nhập bình quân khoảng 4 - 4,5 triệu đồng/tháng.

Qua đánh giá, dự án đã hình thành vùng sản xuất bưởi đỏ đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, vùng sản xuất rau an toàn. Các cơ sở sản xuất, người tiêu thụ tạo dựng mối liên kết, sản phẩm được tiêu thụ ổn định, nâng cao vị thế của nông sản sạch trong sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm bưởi đỏ thuộc dự án tiêu thụ hết, giá bán cao hơn, thu nhập đạt 750 triệu đồng/ha, cao hơn diện tích chưa tham gia dự án từ 50-100 triệu đồng/ha. Sản phẩm rau an toàn, do hạn chế trong chủng loại rau nên tiêu thụ gặp khó khăn, thu nhập bình quân dưới 200 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế chưa cao hơn so với diện tích chưa tham gia dự án.

Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho rằng: Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, đặc biệt là chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu để phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, để xây dựng được mô hình chuỗi liên kết, chính nông dân cần phải thay đổi tư duy, nhận thức về cách thức sản xuất, đồng thời ngành nông nghiệp cần chú trọng xây dựng mô hình kiểm soát theo chuỗi, tiến tới mục tiêu toàn bộ nông sản được kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất, sơ chế đến tiêu thụ. Do đó, huyện Tân Lạc mong muốn tiếp tục được hỗ trợ kỹ thuật cho khu vực sản xuất rau của xã Thanh Hối, xã Quyết Chiến, lựa chọn một số loại rau đang được thị trường ưa chuộng, xây dựng mô hình trình diễn, từ đó mở rộng diện tích sản xuất tại xã Tử Nê, Mãn Đức. Hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho diện tích trồng su su tập trung của xã Quyết Chiến, Lũng Vân, dự kiến 40 ha. Hỗ trợ chứng nhận VietGAP cho diện tích trồng bưởi tập trung của xã Thanh Hối, Tử Nê, dự kiến 300 ha, hỗ trợ nâng cấp đường vào khu sản xuất tập trung của xã Thanh Hối và Tử Nê.

 Đinh Thắng



Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục