(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Công văn số 1224/SNN-TT&BVTV ngày 19/7/2018 gửi UBND các huyện, thành phố về việc chỉ đạo phòng chống ngập úng cho lúa và hoa màu, để chủ động khắc phục những thiệt hại có thể ảnh hưởng đến cây trồng và đảm bảo tiến độ sản xuất vụ mùa, hè thu năm nay.


Sáng 20/7, mặc dù vẫn còn mưa nhỏ trên diện rộng, nông dân nhiều địa phương đã khoác áo mưa ra đồng để tiêu nước chống ngập và chăm sóc cho cây lúa sớm hồi phục (ảnh: nông dân xã Yên Mông, TPHB tập trung làm cỏ sục bùn cho diện tích lúa mới cấy).

Theo đó, Sở NN&PTNT cho biết: Những ngày qua, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều diện tích lúa và hoa màu trên địa bàn tỉnh đã bị ngập úng, tập trung nhiều nhất tại các huyện Yên Thủy, Kỳ Sơn, Tân Lạc, thành phố Hòa Bình… Để giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất trồng trọt, Sở đề nghị các địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp bảo vệ, chăm sóc cây trồng.

Đối với cây lúa, thực hiện ngay việc tiêu, rút nước mặt ruộng và nước đệm trên hệ thống kênh mương nội đồng; huy động lực lượng khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu và tập trung tiêu úng, thoát nước cho diện tích mạ, lúa đang bị ngập úng. Đến thời điểm này, nước đang rút nên cần tranh thủ tiến hành rửa lá lúa kết hợp làm cỏ sục bùn, bón phân thúc để cây lúa nhanh hồi phục bộ rễ và đẻ nhánh sớm. Đối với diện tích lúa chưa cấy, cần đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu cấy xong trong tháng 7/2018.

Đối với những vườn cây ăn quả bị ngập úng, Sở NN&PTNT khuyến cáo: Cần tiêu thoát nước triệt để đến từng gốc, chủ động phát hiện và phòng trừ bệnh thối rễ do nấm bằng các loại nấm đối kháng, bổ sung các chất vi lượng và chất điều hòa sinh trưởng giúp bộ rễ nhanh phục hồi.

Đặc biệt, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ hè thu, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các loại cây màu, phấn đấu kết thúc trước 15/8/2018 với tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm khoảng 45,5 nghìn ha. Cùng với đảm bảo tiến độ sản xuất, các địa phương cần tăng cường công tác bảo vệ thực vật, chú trọng các biện pháp chăm sóc đặc biệt sau mưa lũ để cây trồng có điều kiện sinh trưởng, phát triển tốt./.


                                                                                  PV


Các tin khác


Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục