(HBĐT) Sau mấy ngày chìm trong biển nước, nhiều diện tích su su của bà con xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã bị héo rũ, nhiều hộ trồng su su đứng trước nguy cơ bị thiệt hại nặng nề. Ngoài ra,”số phận” của nhiều diện tích lúa mới cấy cũng đang là dấu hỏi lớn, khi mà nước vẫn ngập trắng nhiều cánh đồng.

Sáng ngày 22/7, mưa đã tạnh, tia nắng mặt trời đã lấp ló, nhiều vườn su su bị ngập nay đã dần lộ khỏi mặt nước. Đường về vùng cao Tân Lạc với nhiều đoạn sạt lở, đặc biệt, từ địa phận của xã Quyết Chiến, dòng nước lũ đổ ầm ầm từ trên các sườn núi, tạo thành những thác nước chảy siết. Có đoạn, nước chảy tràn trên mặt đường nhựa, ngập bánh xe máy, nếu đi lại không cẩn thận, rất dễ bị dòng nước này quật ngã. "So với hôm qua thì nước đã rút đi đáng kể nhưng ruộng lúa vẫn ngập, su su chắc bị héo hết, nước ngập suốt mấy hôm nay mà. Trận mưa lớn hồi tháng 10 năm ngoái, su su đã bị úng, ra Tết chúng tôi phải trồng lại. Vừa thu hoạch được vài lứa thì lại bị ngập như này. Tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạ, e rằng năm nay còn mưa lũ nhiều nữa”, ông Bùi Văn Cúp, xóm Khao (xã Quyết Chiến) xót xa nhìn những thửa ruộng của xóm đang ngập trong dòng nước chảy siết.


Đến trưa ngày 22/7, nhiều diện tích su su của bà con xóm Biệng, xã Quyết Chiến vẫn chìm trong biển nước.


Sau mấy hôm bị ngập úng, nhiều diện tích su su của bà con xã Quyết Chiến (Tân Lạc) đã bị héo rũ.

Ở xã Quyết Chiến, Biệng là xóm có diện tích trồng su su lớn nhất. Khác với không khí nhộn nhịp mọi ngày, sau trận mưa lũ, cánh đồng su su vắng bóng người. Theo đồng chí Bùi Văn Bến, Phó Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết: Mưa lớn gây ngập úng nhiều diện tích hoa màu, trong đó, lúa ngập 9,8 ha, ngô hơn 6 ha, còn su su thì ngập tới 22,5 ha. Năm ngoái, su su cũng bị ngập trong 4 – 5 ngày, sau đó, bà con gần như phải trồng lại hoàn toàn. Còn đợt này, đến nay, nước đã rút bớt nhưng cũng ngập suốt mấy ngày qua nên rất khó để khôi phục lại. Nhiều hộ đã đầu tư phân bón đến vài chục triệu, nay đang đứng trước nguy cơ mất trắng. Ví như hộ ông Bùi Văn Thiên, xóm Biệng, đã đầu tư hơn 60 triệu đồng nhưng mấy ngày qua ruộng su su bị ngập úng khá nặng...

Khảo sát trên cánh đồng su su ở khu trung tâm UBND xã Quyết Chiến, đến trưa ngày 22/7, nhiều vườn vẫn ngập trong nước. Đặc biệt, ở cuối xóm Biệng, với địa hình là vùng trũng nên nước chảy dồn về, tạo thành hồ nước sâu, su su hoàn toàn chìm trong biển nước. Những diện tích su su mà nước đã rút thì nhiều giàn đã bị héo rũ. Trước thực trạng ngâm nước trong thời gian dài, những người trồng su su đều không tỏ ra mấy lạc quan về khả năng sống sót của su su khi nước lũ rút hết. "Xóm Nam Hưng có 0,5 ha lúa bị ngập, còn su su thì ngập 2 ha. Năm ngoái, cây su su cũng ngập chừng ấy thời gian và sau đó bị hỏng hết nên nếu nói về khả năng có thể cứu được thì may lắm được khoảng 20% thôi”, ông Bùi Văn Diền, Trưởng xóm Nam Hưng, xã Quyết Chiến cho biết.

"Nhiều năm nay, su su là cây đem lại thu nhập chủ yếu cho gia đình tôi. Gia đình đã chuyển một số diện tích đất lúa sang trồng su su. Bây giờ, su su bị ngập nước, héo rũ hết thế này thì cuộc sống của gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Bùi Văn Cúp, xóm Khao (xã Quyết Chiến) rầu rĩ. Đó cũng là nỗi lòng nặng trĩu của nhiều hộ trồng su su ở xã vùng cao này. Tuy chưa thể thống kê chi tiết thiệt hại nhưng với tình hình hiện nay, thiệt hại mà đợt mưa lũ những ngày qua gây ra không nhỏ đối với vựa su su Quyết Chiến. Ngoài thiệt hại về hoa màu, Quyết Chiến cũng xảy ra sạt lở ở xóm Cá, chính quyền đã di rời kịp thời bà con đến nơi an toàn. Tuyến đường từ Quyết Chiến đi Lũng Vân, có đoạn bị nước lũ khoét sâu, việc đi lại gặp khá nhiều khó khăn. Dù đã tạnh mưa nhưng việc đi lại trên tuyến đường vùng cao cũng hết sức cẩn trọng, bởi nước lũ vẫn khá lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sạt lở đất, đá lở, đá lăn./.


                                                                                                 Viết Đào


Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục