(HBĐT) - Khoảng hơn 1 năm trở lại đây, trâu, bò không còn được giá như trước. Giá con giống mua vào đã rẻ, giá xuất chuồng càng rớt thảm hại hơn. Nhiều hộ vì thua lỗ không còn dám đầu tư nuôi lại.



Do trâu, bò mất giá, hộ chăn nuôi xã Tân Pheo (Đà Bắc) không nghĩ đến mở rộng quy mô đàn.

Tận dụng diện tích đồi cỏ sau nhà lại thêm chưa có việc làm ổn định, bà Phạm Thị Hạnh ở tổ 10, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) quyết định vay mượn thêm vốn của anh em, họ hàng đầu tư nuôi 5 con bò sinh sản. Đó là vào thời điểm đầu năm 2017, mỗi con bò giống trị giá 12 - 13 triệu đồng, tổng vốn bỏ ra 65 triệu đồng. Sau gần 1 năm rưỡi chăm nuôi, mới đây, bà đành phải "bán đổ, bán tháo” cho thương lái với giá 45 triệu đồng. Bà Hạnh than thở: Hơn 1 năm ròng nào là đầu tư làm chuồng trại kiên cố, trồng thêm cỏ voi, mua cám, cây chuối để bò ăn bổ sung, nào là tiêm thuốc phòng trừ dịch bệnh các loại. Trong số 5 con bò mẹ đã có 2 con sinh sản, đẻ được 2 bê con 4 - 6 tháng tuổi. Thế nhưng, đến lúc phải bán, có nhiều thương lái đến hỏi nhưng người trả giá cao nhất cũng chỉ đến 45 triệu đồng cho cả đàn gồm 5 bò sinh sản và 2 bê con. Với tình trạng càng để càng thua lỗ, tôi đành phải gọi thương lái bán sớm chừng nào hay chừng đó. Không tính công nuôi, hơn 1 năm qua, gia đình tôi thua lỗ các khoản làm chuồng trại, nguồn thức ăn bổ sung cho bò không dưới 50 triệu đồng, tức mỗi con nuôi lỗ cả chục triệu đồng.

Trên đây là trường hợp chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Với những người chăn nuôi quy mô gia trại cũng chịu tác động không kém. Gia đình anh Trần Văn Minh ở xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn (Lương Sơn) có trại trâu, bò hơn 60 con đã duy trì nuôi hàng chục năm nay. Tuy nhiên, tình hình trâu, bò không còn được giá như những năm trước nên anh vừa phải chịu lỗ, bán bớt gần 20 con trong đàn để thu hồi dần vốn.

Trường hợp ông Nguyễn Văn Mừng ở xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) nuôi trâu cũng với số lượng lên đến gần 50 con. Nhờ sức khỏe dẻo dai lại tìm được đồng cỏ lớn trên thung nên gia đình ông bớt được nhiều công và vốn đầu tư chăm sóc đàn gia súc. Mặc dầu vậy, ông Mừng cho biết, gia đình đang tính thu hẹp quy mô bởi đồng cỏ mỗi năm dần cạn kiệt, nếu phải tính đến mua thức ăn bổ sung để chăn nuôi ở thời điểm này thì nông dân sẽ lỗ. ông Mừng cho biết, 3 - 4 năm trước khi trâu có giá, mỗi con bình quân 20 triệu đồng, có con trâu to khách trả 38 - 40 triệu đồng. Nhưng giờ, giá trâu rẻ một nửa, thậm chí rẻ hơn nửa nên cũng trong xóm, ngoài xã ít thấy có ai nghĩ đến chuyện đầu tư nuôi. 

Theo số liệu của Cục Thông kê tỉnh, tổng đàn trâu, bò trên toàn tỉnh hiện có gần 205.000 con. Như vậy, đàn trâu tăng 0,73%, đàn bò tăng 1,98% so với 9 tháng cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, đàn lợn chỉ còn hơn 449.000 con, giảm 3,36% so với cùng kỳ. 

Đồng chí Nguyễn Thị Phương Thủy, Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho rằng: Quy mô phát triển đàn gia súc hiện nay chưa vượt quá so với nhu cầu của thị trường. Cũng có nghĩa là nguyên nhân không phải do đầu ra trâu, bò đã ở mức dư thừa. Một thức tế khó thể phủ nhận rằng, ngay sau khi giá thịt lợn giảm sâu, tình hình tiêu thụ hết sức khó khăn trong một thời gian dài, đầu ra trâu, bò cũng theo đà đó kéo giảm. Cho đến bây giờ khi giá thịt lợn đã tăng cao trở lại nhưng giá trâu, bò hiện vẫn không có lợi cho người chăn nuôi, thậm chí là đầu tư lỗ vốn do bị tư thương ép giá. Vấn đề đặt ra đối với người chăn nuôi quy mô hộ gia đình và gia trại trong tình hình giá cả bấp bênh là phải có sự liên kết. Cụ thể là có sự kết nối giữa sản xuất chăn nuôi với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là giải pháp đầu ra mang tính bền vững, lâu dài giúp người chăn nuôi giảm thiểu những tác động của thị trường.
 
                                                                              Bùi Minh

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục