(HBĐT) - Đến xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) chúng tôi không khỏi ngạc nhiên bởi sự thay đổi đến ngỡ ngàng sau 3 năm xã về đích NTM. Đường làng, ngõ xóm, các công trình công cộng được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Các mô hình phát triển sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây có việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống.


Trang trại chăn nuôi bò sữa của gia đình ông Nguyễn Văn Xuân, thôn 2A, xã Cố Nghĩa (Lạc Thuỷ) cho thu nhập 700 triệu đồng /năm.

Với lợi thế đất đồi rộng, từ năm 2006, gia đình ông Nguyễn Văn Xuân ở thôn 2A, xã Cố Nghĩa đầu tư trồng 2 ha cỏ voi để chăn nuôi 24 con bò sữa. Đến nay đã có 15 con cho khai thác sữa, bình quân thu 20 lít sữa /con/ngày, cho thu 300 lít sữa tươi /ngày với giá bán 14.000 đồng /lít cho Công ty sữa Kim Bảng (Hà Nam). Với hình thức liên kết, công ty cung cấp cám và cỏ voi cho đàn bò sữa, diện tích trồng cỏ 2 ha đảm bảo đủ. Như vậy, mỗi tháng gia đình ông thu nhập 120 triệu đồng từ sữa. Trừ chi phí 1 năm, gia đình ông thu lãi 700 triệu đồng.
 
Cố Nghĩa là xã điểm xây dựng NTM của huyện Lạc Thuỷ. Năm 2011, khi bắt tay thực hiện chương trình xã mới đạt 4 tiêu chí. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, năm 2015, xã đạt 19 tiêu chí. Qua phong trào xây dựng NTM, kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư đồng bộ, hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển KT -XH, phục vụ phát triển sản xuất và đời sống ở vùng nông thôn ngày càng cao. Phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân được xã đặc biệt quan tâm. Những năm qua, xã tích cực chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất, từ đó xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả như mô hình trồng trọt với gần 80 ha cây ăn quả có múi, cây ăn quả các loại. Toàn xã hiện có 8 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi thủy sản đem lại thu nhập cao, góp phần tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương. Nhiều hộ có thu nhập từ 1-2 tỷ đồng /năm.  
Với lợi thế về giao thông, xã chú trọng phát triển các ngành nghề dịch vụ và sản xuất TTCN với trên 15 cơ sở chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí cùng hơn 120 hộ làm dịch vụ, buôn bán nhỏ. Cơ cấu kinh tế của xã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ thương mại, TTCN; sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt trên 38 triệu đồng /người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,37%; có 88% hộ gia đình và trên 90% khu dân cư đạt danh hiệu văn hoá; tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt gần 100%; tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững...
 
Đồng chí Hoàng Công Chí, Chủ tịch UBND xã Cố Nghĩa cho biết: Không "ngủ quên” trên thành tích đã đạt được, chúng tôi tiếp tục phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong việc duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt của xã NTM. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 1,5 - 2%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 85%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 98%...

 

                                                                                        Hải Linh

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục