(HBĐT) - Đồng chí Phạm Thị Phương, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Lạc cho biết: "Đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả huyện Tân Lạc giai đoạn 2014-2020” là chủ trương được nêu rõ trong Nghị quyết số 12, ngày 18/4/2014 của BTV Huyện uỷ. Thực hiện chủ trương của huyện, các cấp Hội Phụ nữ trong huyện đã thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Phụ nữ làm kinh tế giỏi, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả”, qua đó đem lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống cho các gia đình hội viên phụ nữ (HVPN).


Cán bộ Hội LHPN xã Bắc Sơn (bên trái) tư vấn hội viên chuyển đổi diện tích thâm canh kém hiệu quả sang trồng cây cho năng suất, hiệu quả cao hơn. 

Gia đình chị Phạm Thị Vân, hội viên Chi hội phụ nữ xóm Chùa, xã Tử Nê từng có nhiều năm vất vả với việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp trên diện tích đất trồng lúa thiếu nước. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gia đình chị đã thành công với mô hình trồng hoa trên diện tích đất trồng lúa thiếu nước của gia đình. Với 500 m2 đất, gia đình chị trồng các loại hoa: cúc, lay ơn, ngũ sắc… Hoa trồng sinh trưởng tốt, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vào dịp mùng một, ngày rằm, đặc biệt là Tết Nguyên đán, gia đình chị đều có hoa phục vụ khách mua buôn, mua lẻ. Theo tính toán, mỗi sào đất trồng hoa, sau 3 tháng sẽ thu 60 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 40 triệu đồng.
 
Đi đầu trong việc đưa cây trồng hàng năm vào diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả phải kể đến xã Địch Giáo, trong đó HVPN xã đóng vai trò quan trọng. Địch Giáo hiện có 200 ha cấy lúa nước. Trong đó chỉ có 125 ha đảm bảo nước cấy 2 vụ, còn lại 75 ha phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa. Thực hiện Nghị quyết số 12 của Huyện uỷ, xã Địch Giáo đã rà soát, đánh giá hiện trạng và tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nhân dân từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 2017, qua tìm hiểu một số mô hình ở địa phương khác và các công ty có nhu cầu tiêu thụ giống cây, xã đã chủ động tìm đến Công ty CP Inka Việt Nam chi nhánh tại Hoà Bình, ký hợp đồng trồng và tiêu thụ cây Sachi - loại cây thuộc họ thầu dầu, xuất xứ từ Nam Mỹ. Xã triển khai trồng thí điểm tại xóm Khạng với diện tích 1, 5 ha. Nhờ thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật, sau 6 tháng, cây Sachi đã cho thu hoạch. Đây là cây trồng cho khai thác quanh năm với khoảng thời gian từ 10 năm trở lên. ước tính ban đầu, 1 ha Sachi cho thu lãi từ 150 - 200 triệu đồng. Tiêu biểu của phong trào trồng Sachi có gia đình hội viên Hà Thị Hạnh, xóm Khạng. Gia đình chị Hạnh trồng 2.500 m2 Sachi và thu 45 triệu đồng (đã trừ chi phí) ngay năm đầu tiên, chị còn là một trưởng xóm, HVPN tích cực, nhiệt tình vận động chị em mạnh dạn chuyển đổi trồng giống cây mới. Cùng với đó, chị Hạnh tích cực giới thiệu, quảng bá mô hình trồng cây Sachi khi có các đoàn thăm quan, học tập kinh nghiệm.
 
Những năm gần đây, Đông Lai cũng nổi lên là xã năng động, sáng tạo, quyết tâm đưa cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào diện tích vườn tạp, đồi trống. Bên cạnh những kết quả nổi bật trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng thì cây sả cũng được bà con, chị em trồng trở thành "cây xoá đói, giảm nghèo”. Hiện toàn xã có 44, 5 ha sả với thu nhập ổn định từ 60 - 80 triệu đồng /ha/năm. Gia đình chị Bùi Thị Mơ, chi hội xóm Bái Trang 1 là hội viên tiêu biểu thực hiện chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng sả với thu nhập ổn định trên 60 triệu đồng /năm/ha.
 
Song song với thâm canh tăng vụ, chuyển đổi giống cây trồng, việc hình thành các vùng sản xuất, HTX, tổ liên kết tham gia chuỗi giá trị sản xuất cũng đem lại hiệu quả tích cực. HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến là một trong những HTX đầu tiên của huyện do phụ nữ làm chủ, đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện, HTX có trên 5 ha trồng su su, đậu, hoa, cây cảnh, cây gia vị, dược liệu…
 
Đồng chí Phạm Thị Phương chia sẻ thêm: Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết của Huyện uỷ, Hội LHPN huyện đã chỉ đạo, đẩy mạnh phong trào thi đua "Phụ nữ làm kinh tế giỏi, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả”. Trong 3 năm (2014-2018), các cấp Hội LHPN trong huyện đã phối hợp với Trạm KN -KL, các công ty, doanh nghiệp tổ chức 132 lớp tập huấn, chuyển giao KH -KT về trồng trọt, đưa cây giống mới vào canh tác, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… qua đó đã có trên 7.780 lượt HVPN được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức. Trên cơ sở kiến thức được cung cấp, chị em đã biết áp dụng vào sản xuất, tích cực tham gia đề án, dự án phát triển kinh tế của huyện. Cùng với đó, chị em mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế đem lại hiệu quả cao. Đã có nhiều hội viên năng động, sáng tạo, mạnh dạn đi đầu trong chuyển đổi cây trồng, biết tận dụng thế mạnh của từng vùng, vươn lên làm giàu chính đáng và là điển hình làm kinh tế giỏi.

 

                                                                                              H.D

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục