(HBĐT) - Chiều 28/11, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do đồng chí Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT làm trưởng đoàn đã đến làm việc tại tỉnh. Đón tiếp và làm việc với đoàn, đại diện UBND tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.

Lãnh đạo UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác

Chuyến công tác lần này của Bộ NN&PTNT nhằm tìm hiểu, đánh giá tình hình sản xuất cây ăn quả có múi của tỉnh hiện nay. Tại buổi làm việc, thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng đã cung cấp cho đoàn những thông tin quan trọng. Theo đó cho biết: Tính đến tháng 11/2018, toàn tỉnh có 9.839 ha cây ăn quả có múi(CAQCM). Trong đó, diện tích thời kỳ kinh doanh khoảng 5.174 ha, năng suất bình quân 239 tạ/ha, sản lượng 123.732 tấn. Ngoài vùng CAQCM tại huyện Cao Phong, hiện nay diện tích đã được mở rộng sang các địa phương khác, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh như vùng cam tại Lạc Thủy, Kim Bôi, Lạc Sơn; vùng bưởi diễn tại Yên Thủy, Lương Sơn; vùng bưởi đỏ tại Tân Lạc… Nhìn chung, các sản phẩm CAQCM của tỉnh được đánh giá cao về chất lượng, trong đó một số sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu như cam V2, Cam Marrs, cam C36, bưởi đỏ… Tuy nhiên hiện nay, thị trường tiêu thụ chủ yếu vẫn tập trung tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. UBND tỉnh đang chỉ đạo triển khai xây dựng nhà máy sơ chế, bảo quản sản phẩm cây có múi tại huyện Cao Phong với công suất 20-22 ngàn tấn/năm. Cùng với đó, sẽ tiếp tục chỉ đạo triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất CAQCM theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Thay mặt đoàn công tác, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh ghi nhận sự phát triển của CAQCM trên đất Hòa Bình với những giá trị nổi bật như: phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, hiệu quả kinh tế cao, chất lượng sản phẩm tốt… Đồng thời lưu ý tỉnh trong thời gian tới cần chú trọng tăng cường công tác quản lý để loại cây này nâng cao giá trị và phát triển bền vững hơn, nhất là tại các diện tích mới trồng và đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Cụ thể, có 4 vấn đề địa phương cần chú trọng thực hiện tốt: quản lý chất lượng giống, quản lý quy hoạch, ứng dụng KHCN vào sản xuất, xúc tiến thương mại cho sản phẩm và phát triển mạnh mẽ hơn các thương hiệu CAQCM của tỉnh Hòa Bình.


Đoàn công tác đi khảo sát hiệu quả mô hình sản xuất cam ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong


Trong chương trình làm việc, đoàn đã đến kiểm tra hiệu quả các mô hình sản xuất cam thuộc Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB) tỉnh Hòa Bình tại huyện Cao Phong. Đây là dự án đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt với tổng mức đầu tư 538,271 tỷ đồng. Đến nay, dự án đang đảm bảo tiến độ đề ra, các đơn vị liên quan đang phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các hợp phần quan trọng thuộc dự án./.

Thu Trang

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục