(HBĐT) - Thời gian gần đây, trên những mảnh đất phủ xanh màu lúa, ngô, dong riềng ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) có thêm những vườn cam, bưởi. Trồng cây có múi ở xã Hợp Thịnh đang là hướng đi mới, tạo nguồn thu nhập bền vững, đóng góp cho phát triển KT-XH, củng cố vững chắc tiêu chí xây dựng nông thôn mới.


 

Ông Nguyễn Văn Quỳnh, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) cải tạo vườn tạp, trồng 5,5 ha cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, cho hiệu quả kinh tế cao.

 

Cây có múi ở xã Hợp Thịnh trồng khoảng 3 năm trở lại đây. Bắt đầu từ các hộ trồng nhỏ lẻ, hiện đã mở rộng ra toàn xã với tổng diện tích gần 40 ha. Riêng trong năm 2018, xã mở rộng vùng trồng cây có múi với quy mô tập trung 10 ha, gồm các loại cam Canh, cam V2, lòng vàng, bưởi Diễn, bưởi da xanh... theo quy trình VietGAP, hướng đến thương hiệu nông sản sạch, chất lượng. Cũng trong năm 2018, một số hộ đã cho thu từ cam với giá cả ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng truyền thống khác.

Đồng chí Nguyễn Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Thời gian qua, chính quyền xã tích cực quan tâm, chỉ đạo người dân chuyển đổi cây trồng theo hướng hiệu quả, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây có múi, tạo mối liên kết sản phẩm nông nghiệp, xây dựng, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, xã tiếp tục phối hợp với Trạm khuyến nông huyện chuyển giao KH-KT về trồng và chăm sóc cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp mô hình ngày càng bền vững".

Hải Cao, Giếng là 2 xóm đang phát triển mạnh về cây có múi với 25 ha, 24 hộ tham gia, hộ ít trồng 2.000 - 3.000 m2, hộ nhiều trồng 5 - 6 ha. Cuối năm 2018, nhiều vườn cam, bưởi đã cho thu hoạch, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng cho các hộ dân. Nhiều hộ mạnh dạn "đi tắt, đón đầu" công nghệ, sau khi cải tạo đất đã xây dựng mô hình trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ các hộ có kinh nghiệm từ vùng cam nổi tiếng như Cao Phong, Lạc Thủy về hỗ trợ kỹ thuật. Nhờ đó, sản phẩm thu hoạch cho chất lượng, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng.

Ông Nguyễn Văn Quỳnh có vườn cam, bưởi lớn nhất xóm Giếng với diện tích 5,5 ha. Năm 2015, ông mạnh dạn vay vốn, cải tạo vườn tạp, đầu tư giống, hệ thống tưới phun, xây dựng mô hình trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Quỳnh cho biết: "Năm 2018 gia đình tôi thu được 80 triệu đồng từ việc bán cam Canh. Diện tích cam V2, bưởi da xanh đang trong giai đoạn bói quả, màu sắc đẹp, nhiều tiểu thương đã hẹn đặt mua tại vườn".

Nhằm tiếp tục phát triển, mở rộng, tạo sự bền vững cho cây có múi, xã đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ cải tạo vườn tạp, vốn vay, chuyển giao KH-KT trồng và chăm sóc cây ăn quả... Bên cạnh đó, từng bước xây dựng vùng chuyên canh cây có múi, vận động thành lập HTX, khuyến khích người dân sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng nhằm hướng tới tiêu chí nông sản sạch, chất lượng.

Đồng chí Nguyễn Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết thêm: "Thời gian tới, xã tiếp tục vận động người dân cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi. Đồng thời tìm mối liên kết tiêu thụ sản phẩm với các thị trường trong và ngoài tỉnh; tăng cường chuyển giao KH-KT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, tạo điều kiện tối đa cho sản xuất, giúp người dân nâng cao thu nhập, phát triển KT-XH".

 

Hoàng Anh

 

Các tin khác


Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục