(HBĐT) - Sau bao năm chờ đợi, mía tím Hòa Bình đã vươn tới thị trường xuất khẩu. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng nhận định: Đây là tín hiệu tốt để mía tím Hòa Bình hướng mạnh đến tiêu thụ xuất khẩu trong tương lai gần.


 

Mía tím Hòa Bình đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng xuất khẩu, được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận. Ảnh: Nhân viên cơ sở sơ chếnông trại hữu cơ Linh Dũng (xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi) đóng gói sản phẩm mía tím xuất khẩu.

 

Mía tím Hòa Bình liên tiếp xuất khẩu sang Nhật Bản

Kể từ sau lô hàng đầu tiên được xuất thô vào ngày 18/1/2019, đến ngày 24/1, cơ sở sơ chế thuộc nông trại hữu cơ Linh Dũng (thôn Đồng Ngoài, xã Vĩnh Tiến, huyện Kim Bôi) tiếp tục nhận được đơn đặt hàng từ đối tác Nhật Bản với số lượng lớn hơn 1 tấn. Sau kỳ nghỉ Tết, ngày 13/2 (tức mồng 9 tháng giêng), lô hàng 1,5 tấn mía lần thứ 3 đã theo đường hàng không đến với người tiêu dùng Nhật Bản. Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh, người có công đầu đưa mía tím Hòa Bình xuất khẩu sang Nhật Bản cho hay: Trước khi xuất khẩu, mía tím Hòa Bình đã vượt qua yêu cầu kiểm dịch thực vật hết sức khắc khe, phải loại bỏ hết mấu, mắt mía, không được dính bùn, đất, bởi chỉ phạm một lỗi nhỏ sẽ bị trả lại toàn bộ lô hàng. Trong sơ chế phải đảm bảo điều kiện bao gói kín, hút chân không chặt, bảo quản ở nhiệt độ lạnh sau sơ chế, hình thức, quy cách bao bì đúng như đối tác yêu cầu.

Mía tím xuất khẩu sang Nhật Bản được cơ sở sơ chế chọn lựa những cây có chất lượng tốt nhất từ vùng nguyên liệu. Mía đạt yêu cầu tập trung ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong và một số xã của huyện Kim Bôi. Theo đó, mía có màu tím đặc trưng, mỗi đốt dài tối thiểu 5 cm. Khi loại bỏ những đốt phần ngọn và gốc, mỗi cây mía lấy được 12-14 đốt, tương đương 1 kg thành phẩm. Quá trình vận chuyển từ nhà vườn, khu sơ chế đến khi lấy khỏi kho hải quan Nhật Bản dao động trong 24-26 giờ. Sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, mía tím sẽ có mặt trên kệ của siêu thị, cửa hàng trong một buổi sáng. Yêu cầu khi lên kệ, mía đóng gói còn tươi nguyên, đựng trong túi kín đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tốt nhất.

Tiến sỹ Nguyễn Hồng Yến tự tin cho rằng, năm 2019, thị trường xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ ổn định, nhu cầu tiếp tục tăng dần. Vấn đề quan trọng là phải giữ mía tím xuất khẩu có chất lượng đảm bảo ổn định và có sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đối với cơ sở sơ chế, đóng gói, giúp nâng cao năng lực, tuân thủ tốt quy trình.

Sản phẩm của độ tin cậy

Giờ đây, mía tím Hòa Bình đã có mặt tại thị trường Nhật Bản và được người tiêu dùng nước này sử dụng như đặc sản, ngon, lạ miệng. Minh chứng cụ thể là cơ sở sơ chế liên tiếp nhận được các đơn đặt hàng từ phía đối tác với số lượng tăng dần. Tỉnh ta có chủ trương phát triển mạnh cây chủ lực mía tím. Sở NN&PTNT rà soát, điều chỉnh quy hoạch sản xuất mía đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, quy hoạch diện tích trồng mía tím đến năm 2020 là 9.500 ha, đến năm 2030 là 10.000 ha, sản lượng mía khoảng 225.000 tấn. Đến năm 2025 sử dụng 100% giống được nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng, bước đầu là sản phẩm xuất khẩu thô nhưng với câu chuyện mía tím Hòa Bình xuất sang thị trường Nhật Bản sẽ tạo "cú huých" mở rộng xuất khẩu với các nông sản tiềm năng khác của Hòa Bình như cam Cao Phong, cá sông Đà. Thị trường Nhật Bản khó tính như vậy còn vào được thì hoàn toàn có thể kỳ vọng đối với các thị trường khác, mía tím Hòa Bình và một số sản phẩm cũng vào được theo con đường chính ngạch. Thông qua đó có tác động, tạo sức mạnh lớn thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư trong, ngoài nước đầu tư vào sản xuất, chế biến mía tím và các sản phẩm thế mạnh. Độ tin cậy của doanh nghiệp đầu tư, người tiêu dùng đối với mía tím Hòa Bình sẽ ngày càng nhân lên.

Bước đầu có thị trường xuất khẩu tốt, tỉnh tiếp tục có chính sách khuyến khích thành lập HTX sản xuất, tiêu thụ nông sản, trong đó có mía tím; đẩy mạnh mời gọi các nhà đầu tư phát triển sản xuất với quy mô lớn, nhất là trong đầu tư sản xuất nước giải khát, bột giải khát từ mía tím, thúc đẩy phát triển thương hiệu mía tím Hòa Bình. Trong năm 2018, tỉnh đã ký kết thỏa thuận hợp tác với 1 tỉnh của Hàn Quốc cam kết thu hút đầu tư vào tỉnh, trong đó có đầu tư lĩnh vực nông nghiệp. Vấn đề tiếp theo là định hướng tổ chức sản xuất hướng mạnh thị trường trong nước và quốc tế, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến thương mại, tổ chức sản xuất các sản phẩm chủ lực địa phương theo chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ lớn.

 

Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xử lý nghiêm tập thể, cá nhân làm chậm tiến độ triển khai dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (đoạn từ Km19+000 - Km53+000 trên địa bàn tỉnh) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, nhất là các thủ tục liên quan đến đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, chuyển mục đích sử dụng rừng, cắm mốc, trích đo, giải phóng mặt bằng (GPMB)...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục