(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là một trong những hồ nhân tạo lớn, diện tích ở tỉnh ta khoảng 8.900 ha, trải dài trên địa bàn 19 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Nơi đây có hệ thủy sinh đa dạng, phong phú, nước hồ sạch, đặc biệt nhiều loại cá quý, đặc hữu, rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi cá. Thời gian qua, có nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư, liên kết nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, bước đầu tạo sự phát triển bền vững.


 

Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng là một trong những doanh nghiệp tham gia dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá sông Đà theo chuỗi giá trị. Công ty ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào nuôi cá, đầu tư trang thiết bị tại khu thu gom, sơ chế sản phẩm; đầu tư thiết bị dụng cụ tại cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm trong chuỗi; hướng dẫn, giám sát các hộ dân, cơ sở tham gia dự án tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong việc chăn nuôi.Các quy trình nuôi được tuân thủ nghiêm ngặt, bảo đảm sản xuất an toàn. Từ khi áp dụng tiêu chuẩn nuôi cá theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), chất lượng sản phẩm cá được cải thiện đáng kể.

Ông Nguyễn Văn Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng cho biết: Đến nay, công ty duy trì hoạt động ổn định với 170 lồng,nuôi các loại cá chủ yếu như: trắm, chép, lăng, vược... với sản lượng ổn định từ 300-330 tấn/năm. Sản phẩm cá sông Đà được tiêu thụ khá ổn định tại các nhà hàng, khách sạn khu vực miền Bắc, trong đó tập trung ở thị trường Hà Nội.


 

Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng nuôi cá sông Đà theo tiêu chuẩn Vietgap,sản phẩm được tiêu thụ khá ổn định tại các nhà hàng, khách sạn khu vực miền Bắc, trong đó tập trung ở thị trường Hà Nội.

Theo ông Toản, hiệu quả mô hình liên kết nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị đạt hiệu quả cao.Tuy nhiên, thời gian tham gia mô hình liên kết bó gọn trong 18 tháng, trong khi đónuôi cá sông Đà theo chuỗi cần từ 24 tháng trở lên thì cá mới đạt trọng lượng khoảng 2,5-3kg/con (cá trắm), mới bảo đảm chất lượng, đáp ứng với nhu cầu thị trường. Mặt khác, đối với các hộít có điều kiện đầu tư chăn nuôi nên đãảnh hưởng đến năng suất,chất lượng cá.

Dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá đặc sản sông Đà được triển khaitừ năm 2017-2018 trên địa bàn 5 huyện, thành phố. Tại xã Thái Thịnh, thành phố Hòa Bình có 2 doanh nghiệp tham gia là Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng và Công ty TNHH Xây dựng và dịch vụ Cường Thịnh với quy mô 240 lồng, sản lượng khoảng 800 tấn/ha. Tại xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc có HTX dịch vụ sản xuất,kinh doanh nông, lâm nghiệp Hiền Lương với khoảng 10 hộ tham gia, quy mô 93 lồng cá, sản lượng 300 tấn/ha. Sản phẩm theo chuỗi là các loại cá đặc sản như: lăng đen, lăng vàng, lăng chấm, ngạnh, tầm; các loại cá truyền thống như: trắm, chép, rô phi. Các cơ sở, hộ gia đình được hỗ trợ tập huấn, kinh phí mua con giống, hướng dẫn áp dụng quy phạm thực hành sản xuất Vietgap và các quy định về ATVSTP; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ sản phẩm…

 

Đồng chí Nguyễn Hữu Tài, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản cho biết: Việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã tạo ra các sản phẩm an toàn, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, khai thác được tiềm năng đặc thù, phát triển và quảng bá sản phẩm cá sông Đà của tỉnh. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh liên kết, áp dụng quy trình chăn nuôi Vietgap đã giảm lượng thức ăn thừa, giảm chi phí sản xuất, giảm bớt các khâu trung gian, khắc phục được tình trạng thương lái ép giá, sản phẩm đầu ra ổn định. 

Sau khi được chứng nhận sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, rõ thông tin nguồn gốc sản phẩm, giá bán sản phẩm trong dự án cao hơn giá bán của sản phẩm cùng loại từ 20-30% đang lưu thông trên thị trường khi chưa được kiểm soát và chứng nhận về chất lượng. Các công ty, hợp tác xã tham gia dự án làm tốt vai trò, tránh nhiệm tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chú trọng quảng bá, giới thiệu sản phẩm cá sông Đà đến người tiêu dùng;đã xây dựng cửa hàng thực phẩm sạch Hòa Bình, xây dựng các cơ sở đại lý, cung ứng sản phẩm cá sông Đà tại các siêu thị lớn tại thành phố Hà Nội như: Hệ thống siêu thị Big C tại miền bắc, siêu thị Firimac...

Để tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi trồng thủy sản, tỉnh khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia nuôi cá sông Đà theo tiêu chuẩn ATVSTP, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giữ gìn thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cá sông Đà.

 

 

L.C

Các tin khác


Sản lượng thủy sản thu hoạch ước đạt 6,14 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.

Tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.028,4 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.

Nhận diện rào cản trong hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện chỉ số PCI

(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh. 

Nâng cao trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.

Xe ô tô không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định

Ngày 3/6, Thông tư 08/2023/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn chính thức có hiệu lực.

Cần giải pháp tổng thể, mở rộng đối tượng, tăng nguồn cung nhà ở xã hội

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước đã sẵn sàng giải ngân gói 120.000 tỷ đồng để cho vay nhà ở xã hội (NOXH) nhưng đến nay chưa phát sinh dư nợ. Các chuyên gia cho rằng: Cần phải có giải pháp tổng thể để gỡ nút, khơi thông gói vay này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục