Bùi Văn Dùm 
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi 

(HBĐT) - Ngày 15/4/1959, Chính phủ ban hành Nghị định số 153/NĐ-CP, tách huyện Lương Sơn thành hai huyện: Kim Bôi và Lương Sơn. Ngày 17/4/1959, huyện Kim Bôi chính thức được thành lập. Huyện có vị trí chiến lược quan trọng về KT - XH, QP - AN. Nhân dân có truyền thống đoàn kết, yêu nước và kiên cường cách mạng.


Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện một lòng theo Đảng, Bác Hồ; hăng hái thi đua vừa xây dựng, bảo vệ quê hương, vừa chi viện cho tiền tuyến, đóng góp vào thắng lợi chung của cả nước. Năm 2002, nhân dân và cán bộ huyện Kim Bôi được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Mỹ.Hòa Bình lập lại, nhân dân huyện Kim Bôi tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, nỗ lực vượt qua khó khăn, trở ngại để khôi phục và phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước.

Trong những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đảng bộ, chính quyền huyện Kim Bôi quyết tâm lãnh đạo nhân dân thay đổi nhận thức, đổi mới mô hình sản xuất, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.


Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh thăm và làm việc tại huyện Kim Bôi tháng 8/2017.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII (nhiệm kỳ 2015 - 2020), lộ trình và mục tiêu phát triển kinh tế của huyện là: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp; tăng tỷ trọng CN-TTCN; đảm bảo vệ sinh môi trường. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Phát triển đa dạng các mô hình kinh tế, khuyến khích phát triển các loại hình HTX tổng hợp hoặc chuyên ngành phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương nhằm tạo ra mối liên kết, có khả năng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm và có tính cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng, phát triển thương hiệu một số sản phẩm nông nghiệp như: cây có múi Mường Động, nhãn Sơn Thủy, hạt dổi Nuông Dăm, mở rộng vùng trồng rau an toàn, rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGap... Chú trọng phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, mô hình trang trại, gia trại gắn với kinh tế vườn đồi.

Bên cạnh tập trung phát triển nông nghiệp, những năm qua, ngành CN-TTCN, xây dựng và đặc biệt là ngành du lịch huyện Kim Bôi có nhiều khởi sắc, tạo diện mạo mới cho quê hương. Do vậy, từ huyện nghèo, nhờ biết khai thác tiềm năng, thế mạnh, Kim Bôi đã có bước tiến dài trong phát triển kinh tế. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 15,4%. Thu nhập bình quân tăng từ 5 triệu đồng/người (năm 2005) lên hơn 21,6 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 20,14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực với tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ chiếm 51,8%; sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm 32%; TTCN- XDCB chiếm 16,2%.


Cơ sở sản xuất mây tre đan Đầm Định, xã Đông Bắc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều chị em trong xã. Ảnh: P.V

Song song với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được các cấp ủy, chính quyền chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo, đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Hiện, 100% xã duy trì hệ thống giáo dục 3 cấp; chất lượng dạy và học chuyển biến tích cực; số giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi các cấp được nâng lên. Toàn huyện hiện có 28 trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được coi trọng. Bệnh viện tuyến huyện tăng cường chuyên ngành kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh; có 10 trạm y tế xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020. 83% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” tiếp tục được triển khai sâu rộng, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Năm qua, toàn huyện có 21.471 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 80%; 90 làng và khu dân cư, 184 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt văn hóa.

Tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo xây dựng LLVT địa phương vững mạnh toàn diện.

Tổng kết thành quả đã đạt được trên lĩnh vực KT - XH và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế như: Đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ ngành nghề, coi trọng chất lượng sản phẩm, tăng nhanh sản lượng sản phẩm hàng hóa đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động. Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, bền vững, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX thực hiện chuỗi liên kết. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh đổi mới công nghệ, tập trung sản xuất một số sản phẩm có tiềm năng tại địa phương nhằm đảm bảo năng suất, không ảnh hưởng đến môi trường.

Từ thành tựu đạt được của chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển, tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn và sự đoàn kết của quân, dân, huyện Kim Bôi sớm trở thành điểm sáng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Hòa Bình.


Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục