(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy có trên 19.100 ha rừng, hơn một nửa diện tích đó là nhãn, vải và cây ăn quả lâu năm. Đây cũng là nguồn thức ăn tự nhiên quý để khai thác ngành ong. Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, những năm qua, nghề nuôi ong tại các xã trên địa bàn huyện Lạc Thủy ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm mật ong của Lạc Thủy có chất lượng cao, được ưa chuộng trên thị trường, trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.


 

Hộ ông Dương Văn Ưu, thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) hiện có 200 đàn ong, năm 2018 cho thu 2.000 lít mật ong với thu nhập 200 triệu đồng.

 

Hộ ông Dương Văn Ưu, thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng gắn bó với nghề nuôi ong từ năm 1972, hiện có 200 đàn ong. Thời gian đầu, ông Ưu chỉ nuôi 1 - 2 đàn để gia đình dùng là chính. Vừa nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm, đến nay, gia đình ông đã có 200 đàn ong, mỗi năm cho thu khoảng 2.000 lít mật và xẻ đàn bán cho thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm. Ông Ưu chia sẻ: Nghề nuôi ong lấy mật không khó, nhưng đòi hỏi người nuôi phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, có sự hiểu biết sâu về các loài hoa, mùa ong đi lấy mật. Loại cây để ong lấy mật tốt nhất là nhãn, vải, keo, bạch đàn… Mùa rộ mật bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7, đặc biệt là từ tháng 5, các hộ quay mật 2 - 3 lần/tháng. Đối với mùa lạnh, khan phấn hoa cần phải xử lý làm sao để ong không bay mất mới có thể đạt được thành công trong nghề.

Hộ ông Hà Hữu Hướng ở khu 7, thị trấn Chi Nê cũng có kinh nghiệm hơn 40 năm nuôi ong. Hiện, gia đình ông Hướng có 50 đàn ong, năm 2018 thu 500 lít mật ong cho thu nhập 100 triệu đồng. Ông Hướng cho biết: "Đối với nghề nuôi ong, điều quan trọng nhất là chọn ong chúa, nếu ong chúa khỏe mạnh thì đàn ong sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, cho lượng mật cao. Tận dụng nguồn thức ăn dồi dào như hoa keo, nhãn... nên chi phí cho mỗi đàn ong không đáng kể. Bên cạnh đó, việc phòng, chống dịch bệnh cũng được đặt lên hàng đầu. Những năm qua, đúc kết kinh nghiệm từ việc nuôi ong, hướng đến tiêu chí sản phẩm sạch nên sản phẩm mật ong của gia đình tôi luôn được tư thương tin tưởng thu mua. Với giá bán 160.000 đồng/lít, sau khi trừ chi phí, sản phẩm mật ong đem lại cho gia đình thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm".

Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Lạc Thủy. Trước đây, những người nuôi ong trong huyện chủ yếu nuôi với hình thức nhỏ, lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ong ngoài lợi ích về kinh tế, tạo việc làm lúc nông nhàn, nên nhiều hộ tích cực học hỏi và triển khai mô hình. Tận dụng lợi thế diện tích rừng và cây ăn quả phong phú, nghề nuôi ong trên địa bàn huyện phát triển mạnh, bình quân mỗi hộ nuôi từ 70 - 80 đàn. Hiện, toàn huyện có 500 hộ nuôi ong với 10.000 đàn. Mỗi năm, sản lượng mật ong của huyện đạt 120 tấn, cho thu nhập trên 20 tỷ đồng.

Nghề nuôi ong không cần nhiều vốn đầu tư, không tốn nhân lực, nhưng đem lại thu nhập ổn định, do đó, không ít người đã chuyển đổi sang nuôi ong. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi kỹ thuật cao, tỉ mỉ trong từng công đoạn, do đó không phải hộ nào cũng có thể theo nghề được. Nhận thấy nghề nuôi ong phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương, các xã trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã khuyến khích bà con nhân rộng đàn kết hợp với trồng rừng để tạo nguồn thức ăn dồi dào cho ong. Rủi ro thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, do đó, nghề nuôi ong đang là một trong những hướng phát triển kinh tế triển vọng. Nghề nuôi ong tập trung và phát triển mạnh ở các xã Yên Bồng, Khoan Dụ, thị trấn Chi Nê. Với định hướng khuyến khích đa dạng các ngành nghề phát triển kinh tế, việc phát triển và nhân rộng mô hình nuôi ong đóng góp đáng kể trong công cuộc giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu các hộ tự tìm đầu ra, chưa có đơn vị bao tiêu sản phẩm. Để nuôi ong lấy mật trở thành hướng đi mũi nhọn trong phát triển kinh tế, thúc đẩy các hộ nuôi ong mạnh dạn đầu tư, nhân rộng mô hình, các hộ nuôi ong trên địa bàn huyện mong muốn các cơ quan chức năng quan tâm, giúp đỡ để có thể phát triển mô hình một cách bền vững, xây dựng thương hiệu mật ong Lạc Thủy.

 

Đinh Thắng

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục