(HBĐT) - Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2019 phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN Việt Nam. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. 


Agribank Chi nhánh Lạc Thuỷ huy động tối đa nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH địa phương. 

NHNN tỉnh giám sát các TCTD trong việc chấp hành thực hiện lãi suất huy động, lãi suất cho vay theo quy định của NHNN. Chỉ đạo các TCTD triển khai mở rộng tín dụng, góp phần hạn chế hoạt động tín dụng đen theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam và UBND tỉnh; tiếp tục thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; nắm bắt tình hình diễn biến dịch tả lợn châu Phi, rà soát tổng hợp thiệt hại của khách hàng, triển khai chỉ đạo của NHNN Việt Nam về hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch, tháo gỡ khó khăn bằng các biện pháp xử lý theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP.

Cùng với đó, NHNN cung ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác, an toàn các nhu cầu thanh toán cho các ngân hàng, TCTD và Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Thanh toán, luân chuyển vốn của các ngân hàng kịp thời, chính xác, đáp ứng nhu cầu thanh toán cho các thành phần, tổ chức kinh tế. Chủ động xây dựng phương án, kế hoạch tiền mặt phù hợp, nhất là tiền có mệnh giá nhỏ đảm bảo đủ cơ cấu các loại tiền ra lưu thông...

Nhờ đó, từ đầu năm đến nay, hoạt động của các ngân hàng, TCTD phát huy hiệu quả, góp phần vào thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Tính đến cuối quý II/2019, tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng, TCTD đạt khoảng 21.255 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2018. Trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt khoảng 16.377 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm 2018, đáp ứng 73% tỷ trọng vốn đầu tư cho vay. Dư nợ tín dụng cũng được đánh giá có tăng trưởng tác động tích cực đến hoạt động của khối doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Thống kê đến ngày 30/6, toàn hệ thống ngân hàng, TCTD có dư nợ đạt 21.994 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm 2018.

Các ngân hàng thương mại (NHTM) tăng cường cho vay các lĩnh vực ưu tiên với dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn đạt 13.698 tỷ đồng, chiếm 62,3% tổng dư nợ; dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 4.443 tỷ đồng, bằng 20,2% tổng dư nợ; dư nợ cho vay xuất khẩu 23 tỷ đồng; dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ 22 tỷ đồng; dư nợ cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 2 tỷ đồng.
Lãi suất cho vay được duy trì ổn định, không có biến động với việc cho vay ngắn hạn của các NHTM từ 7,5 - 10%/năm (phổ biến 8,5 - 9%/năm), trung và dài hạn từ 10,5 - 11,5%/năm; của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) ngắn hạn 10,8 - 12%/năm, trung dài hạn 10,8 - 13,2%/năm; lãi suất cho vay tiêu dùng phổ biến 11,5%/năm (NHTM) và 10,8 - 13,2% (QTDND).

Bà Vũ Thị Song Nguyệt, Phó Giám đốc NHNN tỉnh cho biết: Trong những tháng cuối năm, đơn vị tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, TCTD tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch được Hội sở chính giao, phù hợp với nhiệm vụ phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, của ngành về hoạt động ngân hàng. Tiếp tục thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp; rà soát cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay, đảm bảo an toàn tài chính trong hoạt động; ưu tiên vốn tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

Song song với đó, các ngân hàng, TCTD cần cân đối vốn để phát triển gói sản phẩm cho vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống chính đáng của khách hàng nhằm hạn chế tín dụng đen; xem xét gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khi khách hàng gặp khó khăn do nguyên nhân chính đáng chưa thể trả nợ đúng hạn, giúp khách hàng không phải đi vay nặng lãi để đáo hạn ngân hàng.

Phân loại nợ, bảo đảm phản ánh đúng chất lượng khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định; tiếp tục thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH, đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu và triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh; kiểm soát chặt chẽ quá trình xét duyệt cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng...

                                                                                               Hồng Trung

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục