Với kỳ vọng tạo thêm không gian du lịch cho du khách, nhất là mua sắm các mặt hàng đặc sản như hành, tỏi và thưởng thức những món ăn đặc trưng của đất đảo, cuối tháng 7-2018, chính quyền huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chính thức đưa khu chợ đêm Lý Sơn vào hoạt động. Tuy nhiên, tồn tại được hơn hai tháng thì chợ đêm Lý Sơn bị "chết yểu” vì vắng khách.


 Chợ đêm Lý Sơn chỉ tồn tại được hơn hai tháng thì bị "chết yểu”. Ảnh: HIỂN CỪ

Ông Võ Xuân Sang, một người dân Lý Sơn, cho biết: "Ban đầu, chợ đêm Lý Sơn cũng có khách đến ăn uống, mua sắm nhưng được vài ba bữa thì vắng teo, chả mua bán gì được nữa. Việc hình thành khu chợ đêm bên cánh đồng trồng hành, tỏi không hợp lý, bởi để sản xuất mùa màng, nhà nông phải phun thuốc trừ sâu bay mùi rất khó chịu. Hơn nữa, chợ lại gần khu nghĩa địa trông mất mỹ quan”.

Theo quan sát của chúng tôi, sau nhiều tháng bị bỏ hoang, giờ đây chợ đêm Lý Sơn rơi vào tình trạng hoang tàn. Hàng loạt quầy hàng ăn uống và bán đồ lưu niệm, hàng nông sản do tiểu thương trên đảo tự đầu tư với số tiền hàng tỷ đồng đã bị hư hỏng nặng. Biển hiệu ngả nghiêng, những miếng tôn để làm quầy hàng bị gió lớn cuốn rách nát, nằm chỏng chơ trên kệ quầy.

Nói về việc chợ đêm Lý Sơn bị "chết yểu”, Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn Nguyễn Quốc Việt thừa nhận: "Sau một thời gian đưa chợ đêm Lý Sơn vào hoạt động, huyện nhận thấy địa điểm này không phù hợp dẫn đến vắng khách. Vì thế, quan điểm của huyện là dừng hoạt động chợ đêm này và sẽ nghiên cứu địa điểm khác”.

Chợ đêm Lý Sơn mặc dù được chính quyền địa phương quy hoạch địa điểm nằm trên tuyến đường gần trung tâm huyện và có sự đầu tư bài bản, với hơn 30 quầy hàng cùng hệ thống điện chiếu sáng, nhà vệ sinh, nhưng hoạt động không hiệu quả phải tạm đóng cửa. Trong khi đó chợ đêm tự phát nằm ở khu vực ngã ba gần cầu cảng Lý Sơn thì lại nhộn nhịp, đông đúc du khách. Điều này cho thấy, việc quy hoạch chợ đêm ở vị trí không phù hợp là bài học mà chính quyền huyện đảo Lý Sơn cần phải rút kinh nghiệm trước khi tìm kiếm một vị trí khác thay thế, tránh gây lãng phí cho Nhà nước và người dân.

TheoNhanDan

Các tin khác


Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục