(HBĐT) - Thượng Tiến là một trong những xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi. Địa bàn nằm trọn trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến. Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền xã dành sự quan tâm đúng mức cho công tác bảo vệ, phát triển rừng, khai thác các nguồn lợi từ rừng để nâng cao đời sống cho nhân dân.             



Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, xã Thượng Tiến (Kim Bôi) giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, hứa hẹn tiềm năng phát triển du lịch. 

Hiện, xã có 851,61 ha đất rừng sản xuất, trong đó, UBND xã quản lý 464,81 ha (đất cộng đồng), giao 386,8 ha cho các hộ gia đình; còn 139 ha đất rừng sản xuất nằm xen kẽ giữa các khu dân cư chưa giao, chưa cho thuê, công tác quản lý thuộc thẩm quyền UBND xã. Chăm sóc, bảo vệ phát triển rừng được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và thường xuyên của xã.   

Đồng chí Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch UBND xã cho biết: Hàng năm, UBND xã xây dựng chỉ tiêu trồng mới 20 ha rừng và bảo vệ rừng hiệu quả. Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc nhận khoán bảo vệ rừng, từ năm 2015 đến nay, các cá nhân, tổ, đội quần chúng và các nhóm hộ đã nhận khoán bảo vệ 2.567,78 ha rừng tự nhiên thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến. Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu bảo tồn ký hợp đồng giao khoán với 6 nhóm, tổ bảo vệ rừng tại xã với 87 thành viên tham gia. Từ đó, công tác bảo vệ rừng được thắt chặt. Người dân không phát nương làm rẫy, chăn thả gia súc trong vùng rừng nhận khoán bảo vệ, không tự ý khai thác lâm sản trong rừng, không chặt phá, hủy hoại tài nguyên rừng, không săn bắn, bẫy, bắt các loại động vật rừng. 3 năm qua, trên địa bàn xã hầu như không xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ lâm sản trái phép. Các tổ, nhóm bảo vệ rừng đã kiến nghị Chủ tịch UBND xã xử lý theo quy định 4 trường hợp vi phạm an ninh rừng. Qua kiểm tra, xác minh đã xử phạt 2 đối tượng với tổng số tiền phạt trên 60 triệu đồng.

Tăng cường bảo vệ, phát triển rừng, Thượng Tiến đã có được những nguồn lợi nhất định: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Độ che phủ rừng cao góp phần bảo vệ nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, rừng còn góp phần cải tạo môi trường sinh thái, tạo nền tảng để phát triển du lịch trên địa bàn.

Để thực hiện tốt hơn nữa chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020, UBND xã Thượng Tiến đã đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu, thống nhất kinh phí chi trả giữa các chính sách giao khoán rừng trên địa bàn, nâng mức giao khoán bảo vệ rừng đúng theo Nghị định số 75/NĐ-CP của Chính phủ. Đề nghị hỗ trợ cho ngân sách cấp xã theo Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 8/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Về chuyển đổi hình thức giao khoán, nên hướng đến mô hình cộng đồng được giao khoán bảo vệ rừng làm chủ đạo. Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn, bản vùng đệm, gồm: nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông, lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn, bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn, bản, nhà văn hóa...). Việc chi trả kinh phí khoán bảo vệ rừng cho tổ chức, cá nhân được giao khoán cần thực hiện theo quý để người tham gia có nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng.

Hiện, trên địa bàn xã Thượng Tiến còn khoảng hơn 60 ha diện tích đất rừng đặc dụng quy hoạch chồng lấn lên đất rừng sản xuất của nhân dân, đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch để giao lại đất cho nhân dân có tư liệu sản xuất. Dự án 661 (bao gồm tất cả diện tích rừng sản xuất) trên địa bàn xã được Nhà nước hỗ trợ trồng luồng lấy măng từ năm 2005 đến nay đã thoái hóa, không còn giá trị kinh tế, đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép chuyển đổi sang trồng cây lâm nghiệp khác, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững. Năm 2018, thu nhập bình quân đạt 14,2 triệu đồng, năm 2019 phấn đấu đạt 16 triệu đồng. Mỗi năm, xã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5 - 7%. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 còn 31,5%, phấn đấu năm 2019 giảm xuống còn 26%. 

          Lam Nguyệt

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục