(HBĐT) - Thời gian qua, ngành LĐ-TB&XH tỉnh đã có nhiều nỗ lực để kết nối cung - cầu, tạo cơ hội việc làm cho người lao động (NLĐ), giúp doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động giảm bớt gánh nặng tìm kiếm lao động, góp phần ổn định trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế phát triển.


Trung tuần tháng 8 vừa qua, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị đối thoại chuyên đề về lao động với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đây là dịp để đại diện doanh nghiệp, người lao động, cơ quan quản lý Nhà nước cùng gặp gỡ, trao đổi nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, vừa đảm bảo thực hiện tốt các chính sách cho người lao động, vừa thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Là cơ quan thường trực của tỉnh về công tác giải quyết việc làm cho người lao động, Sở LĐ-TB&XH đã triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực để kết nối doanh nghiệp và người lao động.


Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Trung tâm Hướng nghiệp kỹ thuật tổng hợp và tin học tỉnh dạy nghề cho lao động nông thôn tại xã Quý Hòa (Lạc Sơn).

Cụ thể, tháng 8/2018, Sở ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung ứng lao động và tuyển sinh học nghề với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ninh. Ngay sau đó, 2 đơn vị lần lượt triển khai biên bản ghi nhớ tại một số địa phương: Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Thủy, Lạc Sơn... để kết nối cung - cầu lao động. Một mặt, ngành LĐ-TB&XH duy trì, đẩy mạnh việc tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các huyện, thành phố. Thông qua các phiên giao dịch, hội nghị tư vấn về việc làm, người lao động, người sử dụng lao động có cơ hội gặp gỡ, tạo ra sự tương tác nhằm tìm được việc làm, học nghề, xuất khẩu lao động phù hợp. Qua đó, các cấp chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, cơ sở đào tạo nghề có thể nắm bắt sát hơn những tín hiệu, nhu cầu tìm việc làm trên thị trường, có các giải pháp tích cực, phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn lao động và đáp ứng nhu cầu, xu hướng của các nhà tuyển dụng. Với sự hỗ trợ kết nối mang tính chủ động này, hàng năm đã góp phần giải quyết việc làm trực tiếp cho hơn 2.000 lao động, tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Trong những tháng đầu năm 2019, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) đã khảo sát nhu cầu, tổ chức 20 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các huyện, thành phố trong tỉnh. Tư vấn, giới thiệu việc làm thông qua sàn giao dịch lưu động, hội thảo tại các địa phương thu hút trên 1.800 lao động tham gia. Trung tâm cũng đã phối hợp với các xã, phường, thị trấn tổ chức 4 cuộc tư vấn, giới thiệu việc làm tại cơ sở, theo đó, các doanh nghiệp đã tuyển dụng trên 120 lao động trực tiếp. Riêng bộ phận Sàn giao dịch việc làm đã tổ chức 4 phiên giao dịch, trong đó 2 sàn được tổ chức lưu động, 2 sàn giao dịch online, thu hút 30 doanh nghiệp tham gia, tư vấn cho 722 lao động, có 128 lao động được tuyển dụng. Hiện tại, Trung tâm tiếp tục chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình, giáo trình để phối hợp với các địa phương triển khai công tác đào tạo nghề thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề, tuyển dụng người đi du học và xuất khẩu lao động; phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn, các trường THPT trong tỉnh tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyển dụng lao động đi du học và xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; tổ chức các phiên giao dịch việc làm online, lưu động. Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của sàn giao dịch việc làm, đổi mới, cải tiến để tổ chức có hiệu quả sàn giao dịch việc làm online. Thường xuyên chia sẻ thông tin mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động.

Những nỗ lực đó nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là lao động ở khu vực nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.


Lam Nguyệt


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục