(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng núi cao, tổng diện tích tự nhiên trên 77.976 ha, trong đó, diện tích đồi núi chiếm tới 83%. Toàn huyện có 18 xã khu vực III thuộc diện đầu tư Chương trình 135; 1 xã, 1 thị trấn khu vực II với 4 xóm thuộc diện khó khăn được đầu tư Chương trình 135. Điều kiện tự nhiên bất lợi cùng với trình độ dân trí không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao.




Từ nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của Chương trình 135, xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã cứng hóa đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện giúp xóm phát triển du lịch cộng đồng.

Đồng chí Bùi Thị Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Xác định thực hiện các chính sách giảm nghèo là nhiệm vụ lâu dài gắn liền với quá trình phát triển KT-XH và cần khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính hộ nghèo để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV). Các cấp ủy, chính quyền trong huyện đã đề cao trách nhiệm, vai trò lãnh đạo, điều hành, huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cũng như tăng cường công tác QLNN thực hiện các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo. Nhiều công trình đầu tư xây dựng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (MTQGGNBV) đã huy động được người dân tham gia và trực tiếp thi công.

Thời gian qua, thực hiện Chương trình MTQGGNBV là "đòn bẩy” đối với KT-XH của huyện Đà Bắc. Từ Chương trình 30A đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng; duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế; xây dựng một số mô hình giảm nghèo và hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ đồng bào DTTS đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, Chương trình 135 đã trợ giúp đắc lực giúp các xã, xóm đặc biệt khó khăn ngày một đổi mới. Trong năm 2018, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng của chương trình đã đầu tư xây dựng mới 33 công trình; duy tu bảo dưỡng 52 công trình; hỗ trợ 28 mô hình phát triển sản xuất và mở lớp chuyển giao KHKT, giảm nghèo. 

Năm 2019, Chương trình 135 hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho huyện Đà Bắc số vốn 20.488 triệu đồng, trong đó, vốn chuyển tiếp 4.901 triệu đồng tiếp tục làm mới, nâng cấp 8 công trình; vốn đầu tư xây dựng mới 15.587 triệu đồng đầu tư 33 công trình, trong đó lĩnh vực giao thông 17 công trình, nông nghiệp, thủy lợi 1 công trình; phục vụ nước sinh hoạt 1 công trình và lĩnh vực công cộng 14 công trình. Bên cạnh đó, Chương trình dành nguồn vốn 1.089 triệu đồng để duy tu, bảo dưỡng 45 công trình; đầu tư 4.063 triệu đồng hỗ trợ 22 mô hình sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và triển khai 4 mô hình giảm nghèo với kế hoạch vốn 1.004 triệu đồng.

Song song với các chương trình, dự án, UBND huyện Đà Bắc chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Qua đó đã có 6.967 lượt hộ vay vốn với tổng kinh  phí 205.708 triệu đồng để phát triển sản xuất. Huyện cũng chú trọng thực hiện chính sách dạy nghề, khuyến nông, khuyến công. Từ năm 2018 đến nay đã mở trên 110 lớp dạy nghề, chuyển giao công nghệ cho hơn 4.600 học viên là nông dân, lao động nông thôn.

Việc tổ chức thực hiện Chương trình GNBV và các chính sách dân tộc hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với nhu cầu của người dân đã thúc đẩy KT-XH huyện Đà Bắc từng bước phát triển; tỷ lệ hộ nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm giảm dần. Kết cấu hạ tầng ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện chiếm 37,04%, kế hoạch năm 2019 giảm còn 32%.

Mặc dù đạt được kết quả đáng ghi nhận, song đồng chí Bùi Thị Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá: Tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao. Nhiều hộ thoát nghèo chưa thực sự bền vững. Một bộ phận người nghèo, người DTTS còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng. Diện tích canh tác chủ yếu là đồi núi, đất rừng, thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, hạn hán nên việc triển khai thực hiện một số chính sách gặp nhiều trở ngại. Ngoài ra, nguồn lực đầu tư chưa đủ mạnh, chủ yếu dựa vào ngân sách T.Ư, ngân sách cấp còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, khi triển khai công trình xây dựng thường phải lồng ghép các chương trình, dự án để đảm bảo thực hiện được mục tiêu. Những năm qua, việc khảo sát nhu cầu học nghề của người nghèo chưa được quan tâm đúng mức. Hàng năm, huyện chưa xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc hộ nghèo và cũng chưa xác định được hộ nghèo cần đào tạo… Những hạn chế này sẽ được huyện tìm giải pháp khắc phục trong thời gian tới nhằm hướng tới mục tiêu GNBV.


                                                                           Bình Giang

Các tin khác


Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục