(HBĐT) - Đối với huyện vùng cao Đà Bắc, Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) được xác định là giải pháp phát triển sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch hợp lý cơ cấu lao động, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững. Tuy nhiên, là chương trình mới nên huyện gặp không ít khó khăn trong xây dựng sản phẩm riêng.



Rượu ngô Cao Sơn là sản phẩm OCOP năm 2019 của huyện Đà Bắc được trưng bày tại Hội nghị tổng kết 10 năm chương trình MTQG xây dựng NTM

Khi triển khai chương trình, nhận thức của cán bộ và người dân trên địa bàn huyện về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển các sản phẩm OCOP dần được hình thành. Các xã đã rà soát sản phẩm truyền thống, sản phẩm thế mạnh của địa phương. Năm 2019, huyện có 3 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm: miến dong, gạo J02, rượu ngô. Trong đó, sản phẩm gạo J02 chủ thể là HTX Quyết Tiến, thị trấn Đà Bắc. Đây là giống lúa thuần dòng Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản do Viện Di truyền nông nghiệp nhập nội và tuyển chọn, Công ty CP Công nghệ cao Việt Nam độc quyền sản xuất, phân phối. Bắt đầu trồng thử nghiệm ở xã Mường Chiềng năm 2014, đến nay được mở rộng trồng ở các xã trên địa bàn huyện với năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha. Về quy trình trồng, chăm sóc giống lúa, bà con áp dụng quy trình do Sở NN&PTNT cung cấp. Sản phẩm miến dong và rượu ngô chủ thể là HTX Dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp Yên Lý, xã Cao Sơn.

Đối với sản phẩm gạo J02, Hội Nông dân huyện đã lập hồ sơ công nhận nhãn hiệu tập thể, đang chờ kết quả công nhận. Tuy nhiên, HTX chưa thực hiện chứng nhận an toàn thực phẩm, mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Sản phẩm miến dong đã có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Sản phẩm rượu ngô chưa có hồ sơ chứng nhận an toàn thực phẩm, mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc chưa thực hiện. Hiện, HTX chưa chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Ngoài 3 sản phẩm trên, UBND huyện đưa vào kế hoạch năm 2019 thực hiện sản phẩm du lịch cộng đồng homestay Đá Bia, xã Tiền Phong.

Huyện đã thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP, tổ chuyên trách giúp việc cho Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện Đà Bắc thực hiện Chương trình OCOP. Tổ giúp việc thực hiện Chương trình OCOP đã xuống cơ sở tìm hiểu, trợ giúp các chủ thể tham gia chương trình, hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn các thủ tục về an toàn thực phẩm; xây dựng mã số mã vạch, thúc đẩy xây dựng nhãn hiệu tập thể; hướng dẫn thủ tục chuyển đổi HTX theo Luật HTX năm 2012. Hội đồng thẩm định huyện đã tổ chức đánh giá chấm điểm, tuy nhiên, cả 3 sản phẩm đều còn thiếu hồ sơ minh chứng nên không đạt yêu cầu, không đủ điều kiện dự thi cấp tỉnh. Do đó, các chủ thể tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ và nâng cao chất lượng sản phẩm để đánh giá xếp hạng vào thời gian tới.

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Tập quán sản xuất ở một số địa phương còn lạc hậu, tâm lý trông chờ và ỷ lại Nhà nước; chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, cơ cấu còn nặng về cây lương thực chủ lực là nguyên nhân khiến cho việc thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất theo hướng tập trung cho các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, thói quen phát triển thụ động, hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển còn yếu; kiến thức, kỹ năng về thị trường của cộng đồng và đội ngũ cán bộ hạn chế; sản phẩm chưa hấp dẫn về mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng chưa rõ ràng. Các sản phẩm đăng ký tham gia không nằm trong 13 sản phẩm điểm của tỉnh nên không được hỗ trợ. Huyện cũng chưa có kinh phí để hỗ trợ cho các chủ thể chuẩn hóa sản phẩm.

Trong thời gian tới, huyện tiếp tục công tác thông tin, truyền thông về Chương trình OCOP. Đưa Chương trình OCOP vào nghị quyết của cấp ủy Đảng các cấp; kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương. Vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành của T.Ư, của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại để hỗ trợ chương trình.


Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục