(HBĐT) - 9 tháng năm 2019, hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) của các doanh nghiệp khu công nghiệp (KCN) ổn định, nhiều doanh nghiệp (DN) dự định mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, tiếp tục đóng góp tích cực cho giá trị xuất khẩu, NSNN và giải quyết việc làm cho lao động địa phương.


Công ty Transon - Hàn Quốc (KCN Lương Sơn) giải quyết việc làm cho 1.600 lao động địa phương, tích cực đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. 

Công ty TNHH Midori Apparel Việt Nam Hòa Bình (KCN Lương Sơn) sản xuất, gia công trang phục bảo hộ lao động, quần áo thông thường, dụng cụ bảo hộ lao động và mũ bảo hộ lao động. Nhà máy của công ty có quy mô sản xuất 1,3 - 1,5 triệu sản phẩm/năm, diện tích nhà xưởng khoảng 3 ha. Công ty Midori luôn hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch hàng năm, duy trì mức thu nhập ổn định 5,5 triệu đồng/người/tháng, hiện giải quyết việc làm cho trên 1.200 lao động. Từ đầu năm đến nay, công ty đã thực hiện giá trị xuất khẩu đạt 8,12 triệu USD. Công ty cũng đã quyết định đầu tư mở rộng phân xưởng, dự kiến thu hút thêm 500 lao động.  

Công ty TNHH Esquel Việt Nam vốn đầu tư 25 triệu USD, triển khai dự án sản xuất may mặc xuất khẩu tại KCN Lương Sơn với diện tích khoảng 7 ha, luôn có tăng trưởng về doanh thu, quy mô, năng lực sản xuất. Năm 2018, công ty thực hiện doanh thu và giá trị xuất khẩu đạt trên 80 triệu USD, tăng gần 35 triệu USD so với năm 2017. Trong 9 tháng năm nay, công ty thực hiện doanh thu và giá trị xuất khẩu đạt 50,36 triệu USD, giải quyết việc làm cho 4.725 lao động, dự kiến năm 2020 sẽ thu hút và giải quyết việc làm cho khoảng 5.000 lao động. Hiện, thu nhập bình quân của người lao động trong công ty đạt từ 5 - 7 triệu đồng/tháng.
Công ty Global là DN Hàn Quốc chuyên sản xuất cần gạt nước ô tô, được cấp phép năm 2018 với diện tích 4,35 ha đất tại KCN Lương Sơn đã khẩn trương xây dựng nhà xưởng để đầu năm 2020 chính thức đi vào hoạt động. Ngoài ra, trên địa bàn có một số DN quyết định mở rộng quy mô SX-KD, nhiều DN KCN cũng có kết quả khả quan trong 9 tháng như: Công ty TNHH HNT ViNa, Alnime Việt Nam, Midori Apparel Việt Nam, Công ty TNHH Dệt kim Hòa Bình Koyuseni, Công ty TNHH Nghiên cứu kỹ thuật R, Sankoh, Công ty GGS, Chi nhánh Công ty TNHH Minh Trung…

Bên cạnh đó cũng có một số DN đang hoạt động tại các KCN gặp khó khăn phải tạm ngừng sản xuất như: Công ty Fragramces - Ấn Độ; Công ty Techno ( KCN Lương Sơn). Nhưng nhìn chung, các DN KCN hoạt động ổn định và hiệu quả.

Tính đến nay, các KCN có 91 dự án đầu tư, trong đó có 23 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký 496,75 triệu USD và 86 dự án trong nước với số vốn đăng ký 7.173 tỷ đồng. Đã có 50 dự án đi vào hoạt động SX-KD. Đến hết tháng 9/2019, các DN thực hiện doanh thu 708 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 426,5 triệu USD, nộp NSNN 4,31 triệu USD và 39 tỷ đồng. Các KCN giải quyết việc làm cho 18.159 lao động.

Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh: Sau khi tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình đưa vào khai thác, nhiều DN đã nghiên cứu khảo sát đầu tư tại các KCN trên địa bàn. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đầu tự hạ tầng kỹ thuật các KCN, trong đó tập trung huy động các nguồn lực đầu tư vào KCN Mông Hóa, Yên Quang, bờ trái sông Đà, tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư. Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh có buổi làm việc chỉ đạo các sở, ngành chức năng, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đầu tư hạ tầng KCN bờ trái sông Đà, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để triển khai xây dựng nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử Meiko, dự kiến vốn đầu tư 200 triệu USD, khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện cấp điện ổn định phục vụ sản xuất cho các KCN, cụm công nghiệp. Việc cấp điện cho KCN Lương Sơn đã ổn định hơn nhiều năm trước, tạo điều kiện cho các DN chủ động triển khai kế hoạch SX-KD. Bên cạnh đó, các ngành, địa phương đang có những giải pháp cụ thể hỗ trợ, tạo điều cho các dự án đã đăng ký đầu tư sớm đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.

L.C

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục