(HBĐT) - Tận dụng điều kiện tự nhiên vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, thời gian qua, nghề nuôi ong lấy mật tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) phát triển mạnh, số lượng đàn tăng dần qua từng năm, sản phẩm được thị trường đón nhận tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân.


Mô hình nuôi ong của ông Bùi Văn Diển, xóm Thăn Trên, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) cho thu nhập 40-50 triệu đồng/năm.

Toàn xã hiện có 928 hộ, trong đó có hơn 100 hộ nuôi ong mật với hơn 900 đàn, nhiều hộ nuôi 40-50 đàn ong. Đến thăm những hộ nuôi ong tại xóm Thăn Trên, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi những thùng ong được người dân đặt cheo leo trên vách đá, vậy mà thùng nào thùng nấy đều cho rất nhiều mật. Ông Bùi Văn Diển, xóm Thăn Trên cho biết: "Mật ong Miền Đồi có vị thơm ngon không giống với bất cứ nơi nào, bởi ong hoàn toàn được hút mật ngọt từ các loại hoa rừng. Hiện tại, tôi đang nuôi 40 đàn ong, giá thành dao động từ 150.000 - 200.000 đồng/lít mật, mỗi năm thu từ 40-50 triệu đồng từ bán mật ong".

Nghề nuôi ong không cần nhiều vốn đầu tư, chi phí, đem lại thu nhập ổn định, do đó không ít hộ đã chuyển đổi các loại vật nuôi kém hiệu quả, giá cả bấp bênh để nuôi ong. Ông Diển cho biết thêm: "Nhờ tận dụng nguồn thức ăn dồi dào cho ong từ núi rừng nên chi phí nuôi ong không đáng kể. Thùng nuôi ong cũng được làm từ các loại gỗ tạp có sẵn tại địa phương. Nuôi ong chỉ bận rộn nhất mùa lấy mật, còn lại không tốn nhiều công chăm sóc. So với những vật nuôi khác, nuôi ong cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần".

Phong trào nuôi ong lấy mật đã phát triển khắp địa bàn xã, tập trung nhiều ở xóm Thăn Trên, Thăn Dưới, Vôi Thượng... Nhiều hộ đã mạnh dạn mở rộng, đầu tư nuôi ong với số lượng hàng chục đàn, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tuy chưa thành lập tổ liên kết, nhóm nuôi ong, tuy nhiên, các hộ thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nhờ đó mật ong Miền Đồi ngày càng được ưa chuộng, tạo được thương hiệu và uy tín trên thị trường.

Đồng chí Bùi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Miền Đồi cho biết: "Tận dụng điều kiện tự nhiên phù hợp, khí hậu mát mẻ quanh năm, xã đã khuyến khích bà con phát triển nghề nuôi ong, tăng đàn qua từng năm. Qua đó tạo việc làm, góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân".

Hiện, sản phẩm mật ong rừng của xã chủ yếu tiêu thụ tại các chợ, cửa hàng trên địa bàn huyện. Ngoài ra, nhiều khách hàng ngoài tỉnh đặt mua. Miền Đồi là xã vùng cao của huyện, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, do đó, việc xã chỉ đạo phát triển và nhân rộng nghề nuôi ong, nâng cao thu nhập được nhân dân đồng tình ủng hộ, mở ra hướng phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Hiện, thu nhập bình quân toàn xã đạt 26,5 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 22%.

Hoàng Anh


Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục